5 Chức năng của tiền lương

  1. Chức năng thước đo giá trị sức lao động
  2. Chức năng tái sản xuất sức lao động
  3. Chức năng kích thích
  4. Chức năng bảo hiểm, tích luỹ
  5. Chức năng xã hội của tiền lương
Chức năng của tiền lương là gì. ?
Chức năng của tiền lương là gì?

Chức năng thước đo giá trị sức lao động
Tiền lương là giá cả của sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, được hình thành trên cơ sở giá trị lao động nên phản ánh được giá trị sức lao động.
Nhờ khả năng phản ánh này, nó có chức năng thước đo giá trị sức lao động, được dùng làm căn cứ xác định mức tiền trả công cho các loại lao động, xác định đơn giá trả lương, đồng thời là cơ sở để điều chỉnh giá cả sức lao động khi giá cả tư liệu sinh hoạt biến động.
[ads-1]
Chức năng tái sản xuất sức lao động
Tiền lương là một trong những tiền đề vật chất có khả năng đảm bảo tái sản xuất sức lao động, trên cơ sở đảm bảo bù đắp lại sức lao động hao phí thông qua việc thoả mãn nhu cầu tiêu dùng cho người lao động.
Các yếu tố cấu thành tiền lương phải đảm bảo được yêu cầu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người lao động và gia đình họ, trong sử dụng lao động không được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước qui định.
[ads-2]
Chức năng kích thích
Tiền lương là bộ phận thu nhập chính của người lao động nhằm thoả mãn phần lớn các nhu cầu về vật chất và tinh thần của người lao động. Do vậy, sử dụng các mức tiền lương khác nhau là đòn bẩy kinh tế quan trọng để định hướng sự quan tâm và động cơ trong lao động của người lao động trên cơ sở lợi ích cá nhân, là động lực trực tiếp và tiền lương có khả năng tạo động lực vật chất trong lao động. Vì vậy, khi người lao động làm việc đạt hiệu quả cao phải được trả lương cao hơn. Tiền lương phải đảm bảo khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả lao động, tiền lương phải khuyến khích lao động có tài năng, khuyến khích lao động sáng tạo, góp phần điều phối, ổn định hoạt động lao động xã hội và thúc đẩy sự phân công lao động xã hội.
[ads-3]
Chức năng bảo hiểm, tích luỹ
Chức năng bảo hiểm tích luỹ của tiền lương biểu hiện ở chỗ, trong hoạt động lao động người lao động không những duy trì được cuộc sống hàng ngày trong thời gian còn khả năng lao động và đang làm việc, mà còn có khả năng dành lại một phần tích luỹ dự phòng cho cuộc sống sau này, khi họ hết khả năng lao động hoặc chẳng may gặp rủi ro bất trắc trong đời sống. Nói cụ thể hơn là trong quá trình lao động họ phải trích một phần tiền lương của mình để mua bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… thông qua hệ thống chính thức hoặc không chính thức (tự bảo biểm).
Chức năng tích luỹ của tiền lương còn biểu hiện ở khả năng tiết kiệm của tiền lương từ người lao động phục vụ vào các mục đích khác như: học tập để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật, đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm…
Chức năng xã hội của tiền lương
Tiền lương là yếu tố kích thích việc hoàn thiện các mối quan hệ lao động.
Chức năng xã hội của tiền lương còn được thể hiện ở góc độ điều phối thu nhập trong nền kinh tế quốc dân, tạo nên sự công bằng xã hội trong việc trả lương cho người lao động trong cùng một ngành nghề, khu vực và giữa các ngành nghề, khu vực khác nhau.

[ads-4]
5/5 - (2 votes)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy