Lợi thế cạnh tranh trong sản xuất
Lợi thế cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh được biết đến và sử dụng rộng rãi từ những năm 1980 nhưng đến nay vẫn chưa có sự thống nhất hoàn toàn về khái niệm lợi thế cạnh tranh. Dựa trên kết quả tổng quan nghiên cứu, chúng tôi cho rằng có thể hiểu khái niệm về lợi thế cạnh tranh qua các góc độ sau:
Theo cách tiếp cận định hướng thị trường, khái niệm lợi thế cạnh tranh lần đầu tiên được Porter (1985) định nghĩa trong lĩnh vực quản trị chiến lược. Theo Porter (1985), lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho người mua, giá trị này lớn hơn các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra. Đồng quan điểm đó, Barney (1991) cho rằng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là những giá trị nổi trội mà doanh nghiệp tạo ra cho khách hàng và hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh, qua đó giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị thương hiệu và trở thành nhà cung cấp được khách hàng ưa thích. Hay như Christensen (2010) cho rằng lợi thế cạnh tranh được hiểu là bất cứ giá trị nào mà doanh nghiệp có thể đưa ra nhằm khuyến khích khách hàng (người sử dụng cuối cùng) mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp chứ không phải của đối thủ cạnh tranh và ngăn cản việc bắt chước của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong hiện tại và cả ở tương lai.
Lợi thế cạnh tranh được nhìn nhận ở kết quả hoạt động của doanh nghiệp, khi một doanh nghiệp phát triển hoặc có được một tập hợp các ưu thế cho phép doanh nghiệp vượt trội so với đối thủ cạnh tranh (Wang, 2014). Huff & cộng sự (2009) cho rằng lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp được nhìn nhận khi doanh nghiệp có kết quả hoạt động nổi trội hơn so với các doanh nghiệp trong cùng ngành về thị phần, năng suất, chất lượng hoặc tiến bộ công nghệ. Một công ty được xem là có lợi thế cạnh tranh khi tỷ lệ lợi nhuận của nó cao hơn tỷ lệ bình quân trong ngành. Công ty có được lợi thế cạnh tranh bền vững khi nó có thể duy trì tỷ lệ lợi nhuận cao trong một thời gian dài. Trong môi trường kinh doanh phức tạp hiện đại và phát triển nhanh chóng, ngày càng khó khăn hơn để đạt được điều này. Hay có thể khẳng định nếu doanh nghiệp phát triển thịnh vượng trong ngành thì phải tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ. Như vậy, lợi thế cạnh tranh có được khi một doanh nghiệp có một tập hợp các ưu thế cho phép doanh nghiệp vượt trội so với đối thủ cạnh và qua đó giúp doanh nghiệp đạt được kết quả hoạt động kinh doanh nổi trội (Wang, 2014); và xây dựng, duy trì lợi thế cạnh tranh là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Lợi thế cạnh tranh được nhìn nhận trong mối quan hệ với năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh là một khái niệm cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Một doanh nghiệp được gọi là có năng lực cạnh tranh phải là doanh nghiệp có khả năng duy trì và tăng cường liên tục khả năng cạnh tranh của mình. Để có thể cạnh tranh thành công, các doanh nghiệp phải có được lợi thế cạnh tranh dưới hình thức hoặc là có được chi phí sản xuất thấp hơn hoặc là có khả năng khác biệt hóa sản phẩm để đạt được những mức giá cao hơn trung bình (Porter, 1985). Năng lực cạnh tranh là khái niệm rộng hơn, bao hàm khái niệm lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là sự thể hiện cụ thể của năng lực cạnh tranh tại một thời điểm, một địa bàn hoặc một thị trường cụ thể. Một doanh nghiệp có thể có lợi thế cạnh tranh tại một thời điểm này, địa bàn này hoặc thị trường cụ thể. Tuy nhiên, do sự thay đổi về nhu cầu thị hiếu của khách hàng, hoặc do đối thủ cạnh tranh đã cải tiến và thay đổi thì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp này sẽ bị suy yếu hoặc mất đi. Muốn tồn tại và phát triển, doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục cạnh tranh bằng cách tìm kiếm và duy trì lợi thế cạnh tranh mới. Như vậy, có thể kết luận rằng năng lực cạnh tranh chính là khả năng tìm kiếm, phát triển và duy trì lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Như vậy, lợi thế cạnh tranh được xác định là một tập hợp các ưu thế cho phép doanh nghiệp vượt trội so với đối thủ cạnh và qua đó giúp doanh nghiệp đạt được kết quả hoạt động kinh doanh nổi trội và xây dựng, duy trì lợi thế cạnh tranh là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công của doanh nghiệp.
Tiêu chí đánh giá lợi thế cạnh tranh
Reed & cộng sự (2000) chỉ ra có bốn yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp là: sự hiệu quả (năng suất), chất lượng, năng lực đổi mới và khả năng đáp ứng khách hàng. Đây cũng được nhìn nhận là trụ cột trong xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Trong đó:
Hiệu quả (năng suất)
Hiệu quả được nhìn nhận với quan điểm doanh nghiệp là một hệ thống chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành đầu ra trong đó các yếu tố cơ bản gồm có lao động, vốn, đất đai, công nghệ và khả năng quản trị. Đầu ra là các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất. Hiệu quả là một phạm trù phản ánh trình độ sử dụng, huy động các nguồn lực để đạt được các mục tiêu xác định và được đo lường bằng kết quả đạt được so với nguồn lực, chi phí và thời gian bỏ ra để đạt được kết quả đó. Như vậy, hiệu quả cao giúp cho công ty có được chi phí thấp và vì thế có được lợi thế về chi phí thấp. Đối với phần lớn các doanh nghiệp thì hiệu quả quan trọng nhất chính là năng suất lao động. Chỉ tiêu này thường đo bằng kết quả kết quả đầu ra tính cho một công nhân. Nếu các yếu tố khác không đổi, công ty có năng suất cao nhất trong ngành thì sẽ có chi phí thấp nhất và sẽ có lợi thế cạnh tranh chi phí thấp nhất.
Chất lượng
Các sản phẩm mà công ty sản xuất phải có chất lượng, nghĩa là nó sẽ được thực hiện theo đúng thiết kế và làm tốt hơn theo thiết kế. Chất lượng sản phẩm cao sẽ làm tăng giá trị sản phẩm trong tâm trí của khách hàng. Như vậy, chất lượng sản phẩm cao đồng thời dẫn tới hiệu quả hoạt động của công ty tốt lên và có chi phí thấp hơn. Chất lượng cao không chỉ cho phép công ty đòi hỏi khách hàng trả giá cao hơn mà còn giảm cả chi phí sản xuất.
Đổi mới
Đổi mới là bất kể những gì được coi là mới lạ trong cách thức công ty sản xuất sản phẩm của nó. Đổi mới bao gồm những tiến bộ công ty phát triển về sản phẩm, quy trình sản xuất, phân phối, dịch vụ, cơ cấu tổ chức. Đổi mới được coi là khâu quan trọng nhất của lợi thế cạnh tranh, vì nếu xét trong dài hạn, cạnh tranh được coi là quá trình dẫn dắt bằng sự đổi mới. Mặc dù không phải tất cả đổi mới đều thành công nhưng nó là nhân tố chủ yếu để tạo lợi thế cạnh tranh.
Khả năng đáp ứng khách hàng
Đáp ứng khách hàng tốt tức là công ty phải có khả năng nhận diện, hiểu rõ, và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Đáp ứng khách hàng được thể hiện ở việc thông qua sự cải tiến về sản phẩm, công ty cung cấp những sản phẩm mới với những đặc tính và lợi ích mà sản phẩm hiện tại trên thị trường không có. Chính điều này sẽ giúp cho khách hàng cảm nhận được sự nổi trội và khác biệt của sản phẩm. Đây chính là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Xem thêm:
Bài cùng danh mục:
Vai trò môi trường tự chủ và động lực nội tại đến sự sáng tạo của người lao động
Mối quan hệ giữa sự đánh giá hàng ngoại và hành vi tiêu dùng hàng nội
Xử lý khiếu nại và niềm tin của khách hàng trong kinh doanh – by SeoTravel
Chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học đối với Sự hài lòng của sinh viên
Nhân tố tác động đến hành vi mua sắm hợp kênh Omnichannel
Hành vi mua hàng bốc đồng khi mua sắm trực tuyến
Bài viết nỗi bật
Tác động đại dịch COVID-19 đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên thị trường
Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu đo lường sức khỏe tài chính của mỗi quốc gia, thường nhạy...
Vấn đề bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ
Bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ Thông tin du học ở Hoa Kỳ: Bảo hiểm Không ai muốn...
Yếu tố quy mô doanh nghiệp đối với tác động của đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Lý thuyết lợi thế kinh tế vì quy mô cho rằng doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí hơn...
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu Một số khái niệmPhân loại tiền lương tối thiểuVai trò của...