Mục tiêu là giảm nghèo và tiến tới xóa bỏ tình trạng nghèo.
Mục tiêu cuối cùng trong sự phát triển của các quốc gia là tiến bộ xã hội và xây dựng một quốc gia thịnh vượng, trong đó giảm nghèo và tiến tới xóa bỏ tình trạng nghèo là một mục tiêu. Nhưng kết quả giảm nghèo đa chiều là khác nhau ở các nước khác nhau (World Bank, 2020). Các kết quả giảm nghèo đa chiều khác nhau ở các quốc gia khác nhau là do có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tình trạng nghèo đa chiều và kết quả giảm nghèo đa chiều. Có thể tổng hợp lại thành các nhóm nhân tố như sau:
Nhóm nhân tố thuộc về phía bản thân người nghèo đó là khi người nghèo được hỗ trợ nhiều hơn ở các chiều của nghèo đa chiều thì tình trạng nghèo đa chiều giảm đi, nhóm nhân tố này được đề cập đến cụ thể bao gồm: tín dụng và bảo hiểm (Jalan & Ravallion, 1999); hiệu quả giáo dục (Dreze & Sen, 1995); hệ thống y tế (Strauss & Thomas, 1998);
Nhóm nhân tố từ tăng trưởng kinh tế (Dollar & Kraay, 2002) khẳng định rằng tăng trưởng kinh tế tạo ra nguồn lực hướng đến giảm nghèo;
Nhóm nhân tố thứ ba được đưa ra là thể chế sẽ quyết định sự thịnh vượng của các quốc gia chứ không phải tăng trưởng (Kaufmann & cộng sự, 2010; North, 1990). Nghiên cứu của Acemoglu & Robinson (2013) đã đưa ra kết luận rằng chính thể chế là yếu tố quyết định dẫn đến một số quốc gia thịnh vượng (cho dù không giàu có về tài nguyên), bên cạnh đó, nhiều quốc gia lại thất bại, không cải thiện được tình trạng nghèo nàn. Các khía cạnh cụ thể của thể chế gồm thể chế chính thức và thể chế phi chính thức cũng được các nghiên cứu chỉ ra là có tác động đến nghèo khổ (North, 1990).
Sự quan tâm đến cả hai lĩnh vực, thể chế và nghèo khổ, được Việt Nam thể hiện bằng quyết định đánh giá nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, đồng thời khẳng định khâu đột phá trong sự phát triển nằm ở cải cách thể chế. Việt Nam đã xác định “cải cách và đổi mới thể chế là một trong ba mũi đột phá chiến lược nhằm xoá bỏ đói nghèo và hướng đến tạo dựng một xã hội thịnh vượng” (Đảng Cộng Sản Việt Nam, 2010). Mặc dù thể chế được khẳng định là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế, được coi là bệ đỡ của phát triển bền vững của một quốc gia, trong đó bao hàm cả mục tiêu giảm nghèo đa chiều, nhưng những nghiên cứu về nghèo ở Việt Nam phần lớn kết luận các nhân tố về kinh tế như tăng trưởng kinh tế hay nhân tố về phân phối thu nhập.v.v… là những nhân tố ảnh hưởng chính, mà ít xét đến vai trò và tác động của thể chế hoặc nếu có thì mới chỉ nhìn nhận dưới góc độ chính sách của Chính phủ về giảm nghèo.
Tác động của thể chế đến nghèo đa chiều
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu tranh luận tìm ra câu trả lời liệu thể chế có tác động đến giảm nghèo hay không và nếu có thì tác động là thuận chiều hay ngược chiều, trực tiếp hay gián tiếp.
Những nghiên cứu chỉ ra vai trò quan trọng của thể chế đến giảm nghèo, điển hình là Sen (1999) đã đưa vấn đề quản trị trong sự phát triển vào Chương trình Nghị sự và cho rằng sự vận hành tốt của thị trường cũng như những người dễ bị tổn thương có được nhiều cơ hội hơn trong việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản và chia sẻ trong việc ra quyết định là do có sự tác động của khu vực nhà nước. Tương tự, Grindle (2004) đã nhấn mạnh rằng một nền quản trị tốt sẽ là điều kiện tiên quyết cho mục tiêu giảm nghèo. Ông cho rằng, ở các nền kinh tế đang phát triển với thể chế kém và tình trạng tham nhũng cao, thêm vào đó sự tham gia yếu kém của xã hội dân sự sẽ làm lãng phí nguồn lực cho tăng trưởng và không giúp giảm nghèo. Đồng quan điểm với Grindle, nghiên cứu của Reham Rizk (2012) đã sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu mảng để đánh giá tác động của thể chế đến giảm nghèo với số liệu thu thập được của 71 quốc gia đang phát triển, 6 chỉ số do Kaufmanan & cộng sự (2010) xây dựng được tác giả sử dụng để làm thước đo đánh giá thể chế. Kết quả cho thấy, hệ số của thể chế và nghèo khổ tổng hợp (HPI) là -1.75 và có ý nghĩa thống kê, tức là nếu chỉ số thể chế tăng 1 điểm phần trăm thì mức nghèo khổ tổng hợp sẽ giảm 1,75 điểm phần trăm. Nghiên cứu của Siddique & cộng sự (2016) sử dụng “phương pháp bình phương bé nhất” và mô hình Arellano Bond để ước lượng mối quan hệ giữa thể chế với giảm nghèo ở 6 quốc gia Trung Á trong giai đoạn 1996 – 2012, cho thấy thể chế có vai trò quan trọng trong giảm nghèo, đặc biệt nghiên cứu cũng chỉ ra chất lượng bộ máy hành chính là yếu tố quan trọng nhất góp phần cải thiện thể chế nói chung và giảm nghèo.
Khi sử dụng những thước đo cụ thể để đánh giá thể chế trong phân tích tác động của thể chế đến nghèo khổ, đã mang lại nhiều chiều sâu hơn trong kết quả nhưng cũng có nhiều điểm còn chưa thống nhất. Chong & Calderón (2000) phân tích tác động của 5 chỉ số đo lường thể chế đến nghèo – dựa trên số liệu của International Country Risk Guide – cho 45 nước đang phát triển, giai đoạn 1960 – 1990. Sử dụng phương pháp OLS, các tác giả đã tìm ra 3 trong 5 chỉ số có tác động tốt và có ý nghĩa thống kê đến nghèo khổ đó là sự từ chối hợp đồng, sự rủi ro tước đoạt và chất lượng bộ máy hành chính. Một kết luận khá thú vị khác khi sự cải thiện thể chế được coi là không có tác động đến giảm nghèo trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn, thể chế có thể có tác động tích cực hoặc không có tác động đến giảm nghèo (Cuestas & Intartaglia, 2016). Hai nghiên cứu mới gần đây của Massimo Baldini & cộng sự (2017) và Jindra & Vaz (2019) sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy theo mô hình Probit để đánh giá tác động của thể chế đến nghèo. Kết quả rút ra từ hai nghiên cứu này đều cho thấy tác động tích cực của thể chế đến nghèo. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Jindra & Vaz (2019) đã sử dụng chỉ số nghèo đa chiều làm thước đo nghèo trong nghiên cứu và kết quả cũng chỉ ra được thể chế tốt có tác động tích cực hơn đến giảm nghèo đa chiều ở những nước có mức thu nhập trung bình mà không có tác động tích cực ở các nước có mức thu nhập thấp.
Nghiên cứu tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam thật sự còn rất mới mẻ, bởi thước đo nghèo đa chiều ở Việt Nam mới được đưa vào áp dụng bắt đầu từ năm 2016. UNDP & VASS (2016, tr.43) mới chỉ nêu ra được nguyên nhân của nghèo đa chiều ở Việt Nam là do “những khác biệt rõ ràng về mức thu nhập và tỷ lệ nghèo đa chiều cấp vùng cho thấy rõ tình trạng thiếu hụt vượt ra ngoài những lý do về thu nhập, thường do các yếu tố như địa lý, những hạn chế cung cấp và các rào cản về thể chế”, mà chưa đo lường được tác động của thể chế đến nghèo đa chiều. Nghiên cứu gần đây nhất của Nguyen Viet Cuong & cộng sự (2019) đã tìm những bằng chứng để trả lời cho câu hỏi “liệu chất lượng hành chính công tốt có giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo hay không?”. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã sử dụng dữ liệu cấp hộ ở Việt Nam để đánh giá tác động của chất lượng hành chính công đến giảm nghèo, với hai biến số chính đo lường chất lượng hành chính công và nghèo là PAPI và tỷ lệ hộ nghèo theo thu nhập, kết hợp với phương pháp hồi quy phân vị hiệu ứng cố định, nghiên cứu đã chỉ ra được chất lượng hành chính công có tác động tích cực đến giảm nghèo, bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy quản trị và hành chính công tốt hơn sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho những người càng nghèo.
- Thứ nhất, với thể chế thấp, ở các địa phương có mức độ phát triển khác nhau thì xác suất nghèo đa chiều của hộ sống ở những địa phương đó có mức độ chênh lệch lớn, nhưng khi thể chế tốt hơn, thì mức độ khác biệt về xác suất nghèo đa chiều của hộ sống tại những địa phương có mức độ phát triển khác nhau là thấp hơn.
- Thứ hai, kết quả trên cho thấy ở những địa phương có mức thu nhập rất thấp và thấp, tác động của thể chế đến nghèo đa chiều mạnh hơn so với những địa phương có mức thu nhập cao hơn. Phát hiện này chỉ ra rằng, thể chế có vai trò quan trọng hơn đối với mục tiêu giảm nghèo đa chiều ở những địa phương có mức thu nhập rất thấp và thấp hơn là những địa phương có mức thu nhập cao và rất cao. Kết luận này của bài viết tương tự như kết quả của Li & cộng sự (2000) và Dollar & Kraay (2002) với phát hiện thu nhập của các quốc gia ở mức thấp hơn phản ứng nhanh hơn với sự thay đổi của thể chế.
- Thứ ba, với các địa phương có mức thu nhập cao và rất cao, thể chế lại có tác động tiêu cực đến nghèo đa chiều. Cụ thể, ở những địa phương có mức độ thể chế thấp, bằng tỷ lệ phần trăm thứ 10 của các địa phương trong mẫu, xác suất rơi vào nghèo đa chiều của những hộ sống ở các địa phương có mức thu nhập cao và rất cao là 6% và 2,55%, nhưng khi thể chế tốt hơn, bằng tỷ lệ phần trăm thứ 90 của các địa phương trong mẫu, xác suất rơi vào nghèo đa chiều của những hộ tại 2 nhóm địa phương trên có xu hướng tăng lên, lần lượt là 8,66% và 4,07%. Điều này được lý giải bởi các khu vực đô thị, người nghèo lại dễ bị tổn thương bởi tác động từ các cú sốc xã hội có liên quan tới giá cả, khủng hoảng kinh tế.
Trên cơ sở phân tích ở trên, bài viết rút ra một số kết luận đánh giá thực trạng tác động của thể chế đến nghèo đa chiều ở Việt Nam như sau: (i) thể chế có tác động tích cực đến nghèo đa chiều khi xem xét một cách tổng thể; (ii) tác động của thể chế đến nghèo đa chiều mạnh hơn ở khu vực nông thôn và ở những địa phương có mức thu nhập thấp và rất thấp. Nói cách khác, về nghèo đa chiều, các “địa phương nghèo” có nhiều khả năng được hưởng lợi từ việc cải thiện thể chế hơn các “địa phương giàu”.
Mặc dù đã có những dấu hiệu tích cực bước đầu về tác động của thể chế đến nghèo đa chiều, song vẫn còn tồn tại hai vấn đề cần giải quyết như sau:
Thứ nhất, thể chế hiện hành có hiệu ứng “ngược” với giảm nghèo đa chiều của các hộ gia đình ở khu vực thành thị. Các hộ gia đình ở thành thị có xác suất rơi vào nghèo đa chiều ngày một tăng khi thể chế được cải thiện. Điều này có thể xuất phát từ tính chất nghèo thành thị có nhiều điểm khác biệt với nghèo ở khu vựng nông thôn, cụ thể như người nghèo ở thành thị phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn, tác động của hệ thống tài chính… Hoặc có thể đến từ nguyên nhân bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả quản trị (chỉ số PAPI) chưa tính nhiều đến tính đặc thù của khu vực thành thị. Chính vì vậy, cần phải có chính sách giảm nghèo mang tính chất đặc thù cho khu vực thành thị.
Thứ hai, thể chế hiện hành có tác động tiêu cực đến nghèo đa chiều ở các địa phương có mức thu nhập cao và rất cao.
Từ những phân tích trên, bài viết đề xuất một số khuyến nghị sau để tăng cường tác động của thể chế đến giảm nghèo đa chiều ở Việt Nam trong giai đoạn tới:
- Thứ nhất, cần hoàn thiện hệ thống các tiêu chí đánh giá và các nhân tố tác động đến nghèo đa chiều để làm căn cứ đánh giá. Các chỉ số đo lường nghèo đa chiều cần được xác định dựa trên kết quả đầu ra, đồng thời nghiên cứu bổ sung thêm các chiều đánh giá để xác định chuẩn xác hơn nghèo đa chiều.
- Thứ hai, xây dựng lộ trình hoàn thiện, sửa đổi và bổ sung hệ thống các cơ chế, chính sách hiện hành liên quan đến giảm nghèo đa chiều; rà soát, điều chỉnh các chính sách giảm nghèo tránh sự chồng chéo.
- Thứ ba, cần có chính sách giảm nghèo mang tính đặc thù của từng vùng, không nên bỏ qua những địa phương không khó khăn, đặc biệt là ở khu vực thành thị. Áp dụng mạnh hơn nữa cách tiếp cận đa chiều về giảm nghèo, nên có những tiêu chí mang tính phù hợp hơn với đặc trưng nghèo ở thành thị. Cần tập trung vào các giải pháp tăng cường độ phủ của chính sách bảo trợ xã hội gắn với việc giảm thiểu sự phân biệt đối xử với người nhập cư. Cần áp dụng các chính sách hỗ trợ cho tất cả người nghèo trên địa bàn đô thị không phân biệt là lao động di cư.
https://seotravel.net/vai-tro-cua-chinh-phu-dien-tu-de-thuc-day-hoat-dong-khoi-nghiep-o-mot-quoc-gia/
https://seotravel.net/tac-dong-toan-cau-hoa-thuong-mai-den-tang-truong-kinh-te-o-viet-nam/
Bài cùng danh mục:
Mối quan hệ giữa sự đánh giá hàng ngoại và hành vi tiêu dùng hàng nội
Xử lý khiếu nại và niềm tin của khách hàng trong kinh doanh – by SeoTravel
Tiêu chí đánh giá lợi thế cạnh tranh trong sản xuất như thế nào?
Nhân tố tác động đến hành vi mua sắm hợp kênh Omnichannel
Hành vi mua hàng bốc đồng khi mua sắm trực tuyến
Cách mạng công nghệ tác động lên hoạt động kinh doanh như thế nào
Bài viết nỗi bật
Tác động đại dịch COVID-19 đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên thị trường
Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu đo lường sức khỏe tài chính của mỗi quốc gia, thường nhạy...
Vấn đề bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ
Bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ Thông tin du học ở Hoa Kỳ: Bảo hiểm Không ai muốn...
Yếu tố quy mô doanh nghiệp đối với tác động của đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Lý thuyết lợi thế kinh tế vì quy mô cho rằng doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí hơn...
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu Một số khái niệmPhân loại tiền lương tối thiểuVai trò của...