1. Trả lương khi ngừng việc
Các trường hợp trả lương ngừng việc:
– Nếu ngừng việc do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả nguyên tiền lương và các khoản phụ cấp khu vực, phụ cấp khác nếu có.
– Nếu ngừng việc do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương còn những người khác bị ảnh hưởng ngừng việc thì được trả lương theo thoả thuận trong hợp đồng lao động nhưng không được thấp hơn tiền lương tối thiểu Nhà nước qui định.
– Nếu ngừng việc do nguyên nhân khách quan thì tiền lương do hai bên thoả thuận, và người sử dụng lao động không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu.
Trả lương cho những ngày ngừng việc có thể được xác định như sau:
Trong đó:
MLNV : Tiền lương trả cho ngày ngừng việc.
MLngày : Mức lương ngày (kể cả phụ cấp nếu có).
kNVi : Tỷ lệ lương ngừng việc được hưởng so với tiền lương nhận được của ngày làm việc.
NNVi : Số ngày ngừng việc được hưởng tỷ lệ k NVi
2. Trả lương cho các ngày nghỉ theo luật định và theo sự thoả thuận
Theo chế độ thời giờ làm việc và nghỉ ngơi trong năm, người lao động được nghỉ các ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những ngày nghỉ khác được trả lương theo quy định của Nhà nước và theo sự thoả thuận giữa các bên.
Tiền lương trả cho những ngày nghỉ theo quy định được xác định như sau:
TLL,T,P,H… = MLngày PC x NL,T,P,H…
Trong đó:
TLL,T,P,H… : Tiền lương trả cho những ngày nghỉ theo quy định.
MLngày PC : Mức lương ngày (kể cả phụ cấp nếu có).
NL,T,P,H… : Số ngày nghỉ theo qui định.
3. Trả lương làm đêm
a. Đối với lao động trả lương thời gian
TLtgđ | = | ML ngày PC | x | (1 + Tỷ lệ % LĐ) | x | Nxđ |
Trong đó:
Nxđ: Số ngày làm việc vào ban đêm
b. Đối với lao động trả lương theo sản phẩm
Đối với loại lao động này, trả lương làm ban đêm như sau:
ĐGđ | = | ĐG x | (1 + Tỷ lệ % LĐ) |
TLspđ = ĐGđ x Qđ
4. Trả lương làm thêm giờ
– Các trường hợp làm thêm:
+ Làm thêm giờ để khắc phục hậu quả thiên tai hỏa hoạn, tai họa rủi ro.
+ Làm thêm để ngăn ngừa tai nạn sẽ xảy ra, làm thêm để bảo vệ sản xuất hoặc do công việc khẩn cấp không thể trì hoãn được.
+ Làm thêm để bù lại tổn thất thời gian đã ngừng việc vì các nguyên nhân mất điện, mất nước, bão lụt hoặc xử lý các sự cố khác trong sản xuất…
+ Do tính chất công việc đòi hỏi phải khẩn trương để thực hiện hợp đồng kinh tế, để phát huy tác dụng công trình, xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống hoặc do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được.
+ Giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời được.
– Thời gian làm thêm theo quy định của luật
– Cách tính tiền lương làm thêm giờ được xác định như sau:
Đối với lao động trả lương theo thời gian:
TL LT | = | ML giờ PC | x | Số giờ LT | x | Tỷ lệ % được hưởng |
Trong đó, tỷ lệ % được hưởng khi làm thêm giờ như sau:
– Nếu làm thêm giờ vào ngày thường được hưởng 150% mức lương giờ của ngày làm việc bình thường.
– Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được hưởng 200% mức lương giờ của ngày làm việc bình thường.
– Nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ tết hoặc ngày nghỉ phép năm thì được hưởng 300% mức lương giờ của ngày làm việc bình thường (trong mức 300% này đã bao gồm cả tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương).
Đối lao động trả lương theo sản phẩm
Nếu ngoài giờ tiêu chuẩn doanh nghiệp, cơ quan có yêu cầu làm thêm giờ thì đơn giá tiền lương của sản phẩm, công việc làm thêm giờ được trả bằng 150% so với đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn nếu làm thêm vào ngày bình thường; bằng 200% nếu làm vào ngày nghỉ hàng tuần; bằng 300% nếu làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.
Đơn giá của sản phẩm làm thêm được xác định bằng công thức sau:
ĐGLT = ĐG x Tỷ lệ % được hưởng
Tiền lương sản phẩm làm thêm được xác định như sau:
TLSPLT = ĐGLT x QLT
Trong đó:
TLSPLT : Tiền lương sản phẩm làm thêm;
ĐGLT : Đơn giá tiền lương làm thêm;
QLT : Sản phẩm làm thêm.
ĐG: Đơn giá tiền lương của sản phẩm làm trong giờ tiêu chuẩn.
Trả lương làm thêm giờ vào ban đêm
– Đối với lao động trả lương theo thời gian:
TLLT đ | =
|
MLgiờ PC | x | (1+Tỷ lệ % LĐ) | x | Tỷ lệ % LT | x | Số giờ LT ban đêm |
– Đối với lao động trả lương theo sản phẩm, lương khoán thì đơn giá tiền lương của sản phẩm làm thêm vào ban đêm được xác định như sau:
ĐGLTĐ = ĐG x (1 + Tỷ lệ % LĐ) x Tỷ lệ % LT
Tiền lương sản phẩm làm thêm vào ban đêm được xác định bởi công thức sau:
TLSPLTĐ = ĐGLTĐ x QLTĐ
Trong đó:
ĐGLTĐ : Đơn giá làm thêm giờ vào ban đêm.
ĐG : Đơn giá trong giờ tiêu chuẩn làm vào ban ngày.
TLSPLTĐ: Tiền lương sản phẩm làm thêm ban đêm.
QLTĐ : Sản phẩm làm thêm giờ vào ban đêm.
Trả lương làm thêm giờ được nghỉ bù
Trường hợp làm thêm giờ nếu được bố trí nghỉ bù những giờ làm thêm thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần chênh lệch 50% mức lương giờ của ngày làm việc bình thường nếu làm thêm giờ vào ngày bình thường; 100% nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần; 200% nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ phép năm,.
Tiền lương làm thêm giờ cho những giờ nghỉ bù là:
TLLTNB | = | MLgiờ PC | x | Số giờ LT đã NB | x | Tỷ lệ % được hưởng |
Nếu làm thêm giờ vào ban đêm được nghỉ bù thì công thức tính là:
TLLTĐNB = [MLgiờ PC x (1 + Tỷ lệ % LĐ) x Tỷ lệ % LT x Số giờ LT đêm đã NB] – [MLgiờ PC x Số giờ LT đêm đã NB].
5. Trả lương khi làm ra sản phẩm xấu
– Nguyên tắc trả lương:
– Cách tính trả lương khi làm ra sản phẩm xấu:
Sản phẩm xấu nằm trong tỷ lệ cho phép thì được trả như sản phẩm tốt.
Sản phẩm xấu quá tỷ lệ cho phép thì được trả theo thoả thuận và được xác định theo công thức sau:
TLspx = ĐG x Tỷ lệ % được hưởng x Qx
Trong đó:
TLspx: Tiền lương sản phẩm xấu quá tỷ lệ cho phép.
Qx: Số lượng sản phẩm xấu quá tỷ lệ cho phép.
Bài cùng danh mục:
Mối quan hệ giữa sự đánh giá hàng ngoại và hành vi tiêu dùng hàng nội
Xử lý khiếu nại và niềm tin của khách hàng trong kinh doanh – by SeoTravel
Tiêu chí đánh giá lợi thế cạnh tranh trong sản xuất như thế nào?
Nhân tố tác động đến hành vi mua sắm hợp kênh Omnichannel
Hành vi mua hàng bốc đồng khi mua sắm trực tuyến
Cách mạng công nghệ tác động lên hoạt động kinh doanh như thế nào
Bài viết nỗi bật
Tác động đại dịch COVID-19 đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên thị trường
Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu đo lường sức khỏe tài chính của mỗi quốc gia, thường nhạy...
Vấn đề bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ
Bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ Thông tin du học ở Hoa Kỳ: Bảo hiểm Không ai muốn...
Yếu tố quy mô doanh nghiệp đối với tác động của đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Lý thuyết lợi thế kinh tế vì quy mô cho rằng doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí hơn...
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu Một số khái niệmPhân loại tiền lương tối thiểuVai trò của...