Phát triển chuỗi cung ứng du lịch sẽ đem lại sự hài lòng của khách du lịch

Nghiên cứu về chuỗi cung ứng là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của cả các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý trong những năm gần đây (Lis & cộng sự, 2020), trong đó có chuỗi cung ứng du lịch. Sự tồn tại của chuỗi cung ứng du lịch được quyết định bởi các sản phẩm du lịch mà cần có sự phối hợp của nhiều doanh nghiệp có liên quan. Do đó, việc đo lường chuỗi cung ứng qua sự hài lòng của khách du lịch là một công cụ quan trọng (Ghaderi & cộng sự, 2018).

Đo lường mức độ hài lòng của khách du lịch trong chuỗi cho phép các nhà quản lý điểm đến và nhà cung cấp dịch vụ cải thiện các lĩnh vực mà họ còn hạn chế (Agyeiwaah & cộng sự, 2016). Vì vậy, đánh giá về chuỗi cung ứng du lịch của khách du lịch có liên quan trực tiếp đến các nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi và vai trò của doanh nghiệp lữ hành.

Liên quan trực tiếp đến chủ đề này, đến nay đã có một số nghiên cứu thực hiện mặc dù vấn đề này không phải luôn là toàn bộ nội dung của các bài nghiên cứu, chẳng hạn như sự hài lòng của khách du lịch về chuỗi cung ứng du lịch có thể tìm thấy trong các nghiên cứu của Kerdpitak & Heuer (2016), Ghaderi & cộng sự (2018); hay sự hài lòng với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành trong các nghiên cứu của Bowie & Chang (2005), Meng & cộng sự (2012), Chand & Ashish (2014).

Ở Việt Nam, nghiên cứu về chuỗi cung ứng du lịch cũng đã được quan tâm, chẳng hạn như bàn về chuỗi cung ứng du lịch (Nguyễn, 2019), giải pháp phát triển chuỗi cung ứng du lịch bền vững (Đỗ, 2020), nghiên cứu chuỗi cung ứng du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghệp 4.0 (Đinh, 2017). Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về các thành phần và đề ra các giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng du lịch mà chưa tập trung vào sự hài lòng của khách du lịch về chuỗi hay vai trò của doanh nghiệp lữ hành trong chuỗi cung ứng du lịch.

Như vậy, mặc dù đã có những công bố có giá trị về chuỗi cung ứng du lịch hay chất lượng của doanh nghiệp lữ hành nhưng với những hiểu biết của mình, các tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu đồng thời về mối quan hệ của chuỗi cung ứng du lịch, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành và sự hài lòng của khách du lịch (xem Bowie & Chang, 2005; Meng & cộng sự, 2012; Chand & Ashish, 2014; Kerdpitak & Heuer, 2016; Đinh, 2017; Ghaderi & cộng sự, 2018; Nguyễn, 2019). Đây là động cơ thúc đẩy các tác giả thực hiện nghiên cứu này, với mục tiêu là xác định tác động trực tiếp của chuỗi cung ứng du lịch đến sự hài lòng của khách du lịch và tác động gián tiếp qua doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam. Nghiên cứu đóng góp những hiểu biết hữu ích về vai trò của các nhà cung cấp du lịch và doanh nghiệp lữ hành trong chuỗi cung cấp sản phẩm cho khách du lịch và những hàm ý cho sự hợp tác giữa các nhà cung cấp du lịch với doanh nghiệp lữ hành để cùng kinh doanh có hiệu quả.

Xem thêm:  Cở sở lý thuyết

https://seotravel.net/anh-huong-cua-chuoi-cung-ung-du-lich-den-su-hai-long-cua-khach-du-lich/

Nghiên cứu về chuỗi cung ứng là lĩnh vực thu hút được sự quan tâm của cả các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý trong những năm gần đây (Lis & cộng sự, 2020), trong đó có chuỗi cung ứng du lịch. Sự tồn tại của chuỗi cung ứng du lịch được quyết định bởi các sản phẩm du lịch mà cần có sự phối hợp của nhiều doanh nghiệp có liên quan. Do đó, việc đo lường chuỗi cung ứng qua sự hài lòng của khách du lịch là một công cụ quan trọng (Ghaderi & cộng sự, 2018).

Đo lường mức độ hài lòng của khách du lịch trong chuỗi cho phép các nhà quản lý điểm đến và nhà cung cấp dịch vụ cải thiện các lĩnh vực mà họ còn hạn chế (Agyeiwaah & cộng sự, 2016). Vì vậy, đánh giá về chuỗi cung ứng du lịch của khách du lịch có liên quan trực tiếp đến các nhà cung cấp dịch vụ trong chuỗi và vai trò của doanh nghiệp lữ hành.

Liên quan trực tiếp đến chủ đề này, đến nay đã có một số nghiên cứu thực hiện mặc dù vấn đề này không phải luôn là toàn bộ nội dung của các bài nghiên cứu, chẳng hạn như sự hài lòng của khách du lịch về chuỗi cung ứng du lịch có thể tìm thấy trong các nghiên cứu của Kerdpitak & Heuer (2016), Ghaderi & cộng sự (2018); hay sự hài lòng với chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành trong các nghiên cứu của Bowie & Chang (2005), Meng & cộng sự (2012), Chand & Ashish (2014).

Ở Việt Nam, nghiên cứu về chuỗi cung ứng du lịch cũng đã được quan tâm, chẳng hạn như bàn về chuỗi cung ứng du lịch (Nguyễn, 2019), giải pháp phát triển chuỗi cung ứng du lịch bền vững (Đỗ, 2020), nghiên cứu chuỗi cung ứng du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghệp 4.0 (Đinh, 2017). Tuy nhiên, những nghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu về các thành phần và đề ra các giải pháp để phát triển chuỗi cung ứng du lịch mà chưa tập trung vào sự hài lòng của khách du lịch về chuỗi hay vai trò của doanh nghiệp lữ hành trong chuỗi cung ứng du lịch.

Như vậy, mặc dù đã có những công bố có giá trị về chuỗi cung ứng du lịch hay chất lượng của doanh nghiệp lữ hành nhưng với những hiểu biết của mình, các tác giả chưa tìm thấy nghiên cứu đồng thời về mối quan hệ của chuỗi cung ứng du lịch, chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành và sự hài lòng của khách du lịch (xem Bowie & Chang, 2005; Meng & cộng sự, 2012; Chand & Ashish, 2014; Kerdpitak & Heuer, 2016; Đinh, 2017; Ghaderi & cộng sự, 2018; Nguyễn, 2019). Đây là động cơ thúc đẩy các tác giả thực hiện nghiên cứu này, với mục tiêu là xác định tác động trực tiếp của chuỗi cung ứng du lịch đến sự hài lòng của khách du lịch và tác động gián tiếp qua doanh nghiệp lữ hành ở Việt Nam. Nghiên cứu đóng góp những hiểu biết hữu ích về vai trò của các nhà cung cấp du lịch và doanh nghiệp lữ hành trong chuỗi cung cấp sản phẩm cho khách du lịch và những hàm ý cho sự hợp tác giữa các nhà cung cấp du lịch với doanh nghiệp lữ hành để cùng kinh doanh có hiệu quả.

Kết luận

Mức tác động gián tiếp của chuỗi cung ứng du lịch đến sự hài lòng của khách du lịch
Mức tác động gián tiếp của chuỗi cung ứng du lịch đến sự hài lòng của khách du lịch

Kết quả tổng kết trên đây chỉ ra rằng vận tải, lưu trú, ẩm thực và các cơ sở tham quan, vui chơi, giải trí, mua sắm là các thành phần quan trọng của chuỗi cung ứng du lịch cho doanh nghiệp lữ hành. Điều này ủng hộ phần lớn các quan điểm về thành phần của chuỗi cung ứng du lịch trong nhiều nghiên cứu (Zhang & cộng sự, 2009; Ghaderi & cộng sự, 2018).

Mặt khác, nghiên cứu này đã điều chỉnh và đánh giá thang đo cho các khái niệm trong điều kiện ở Việt Nam. Các hệ số ước lượng là biểu hiện cụ thể tác động của chuỗi cung ứng du lịch đến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành và sự hài lòng của khách du lịch, cũng như chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành đến sự hài lòng của khách du lịch trong điều kiện Covid hiện nay.

Hệ số tác động chỉ ra rằng khi tăng 1 đơn vị sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ của chuỗi cung ứng hay về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành sẽ tăng sự hài lòng chung của khách du lịch lần lượt là 0,961 và 0,521 đơn vị. Với giá trị gần bằng 1, hệ số tác động của chuỗi cung ứng du lịch đến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành là minh chứng hỗ trợ rằng các thành phần trong chuỗi cung ứng du lịch là các thành phần chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành. Điều này là phù hợp bởi lẽ doanh nghiệp lữ hành là đơn vị cung cấp các dịch vụ cho chuyến du lịch với vai trò là một trung gian. Kết quả này ngụ ý rằng các doanh nghiệp lữ hành cần phải coi các thành phần của chuỗi cung ứng du lịch cũng chính là các thành phần của sản phẩm du lịch mà họ cung cấp nên họ cần phải có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

Phát triển chuỗi cung ứng du lịch sẽ đem lại sản phẩm du lịch có nhiều giá trị cho khách du lịch hơn tổng giá trị của các dịch vụ riêng lẻ cộng lại. Vì vậy xem xét tác động cụ thể của chuỗi cung ứng du lịch đến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành và sự hài lòng của khách du lịch là một vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bằng nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam, nghiên cứu này cho thấy các nhà cung cấp du lịch như vận tải, lưu trú, ẩm thực và vui chơi, giải trí, mua sắm là các thành phần quan trọng của chuỗi cung ứng du lịch cho doanh nghiệp lữ hành. Họ cũng là những thành phần quan trọng trong chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành cung cấp cho khách du lịch.

Các doanh nghiệp lữ hành có vai trò trung gian quan trọng trong mối quan hệ giữa các nhà cung cấp du lịch với khách du lịch. Tuy vậy, với xu hướng khách tự đi du lịch đang trở nên ngày càng phổ biến, các doanh nghiệp lữ hành đang có dấu hiệu mất dần vai trò liên kết các dịch vụ du lịch của mình.
Kết quả nghiên cứu trên đây chỉ ra rằng vận tải, lưu trú, ẩm thực và các cơ sở tham quan, vui chơi, giải trí, mua sắm là các thành phần quan trọng của chuỗi cung ứng du lịch cho doanh nghiệp lữ hành. Điều này ủng hộ phần lớn các quan điểm về thành phần của chuỗi cung ứng du lịch trong nhiều nghiên cứu (Zhang & cộng sự, 2009; Ghaderi & cộng sự, 2018).

Mặt khác, nghiên cứu này đã điều chỉnh và đánh giá thang đo cho các khái niệm trong điều kiện ở Việt Nam. Các hệ số ước lượng là biểu hiện cụ thể tác động của chuỗi cung ứng du lịch đến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành và sự hài lòng của khách du lịch, cũng như chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành đến sự hài lòng của khách du lịch trong điều kiện Covid hiện nay.

Hệ số tác động chỉ ra rằng khi tăng 1 đơn vị sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ của chuỗi cung ứng hay về chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành sẽ tăng sự hài lòng chung của khách du lịch lần lượt là 0,961 và 0,521 đơn vị. Với giá trị gần bằng 1, hệ số tác động của chuỗi cung ứng du lịch đến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành là minh chứng hỗ trợ rằng các thành phần trong chuỗi cung ứng du lịch là các thành phần chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành. Điều này là phù hợp bởi lẽ doanh nghiệp lữ hành là đơn vị cung cấp các dịch vụ cho chuyến du lịch với vai trò là một trung gian. Kết quả này ngụ ý rằng các doanh nghiệp lữ hành cần phải coi các thành phần của chuỗi cung ứng du lịch cũng chính là các thành phần của sản phẩm du lịch mà họ cung cấp nên họ cần phải có mối quan hệ chặt chẽ và mật thiết với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng du lịch.

Phát triển chuỗi cung ứng du lịch sẽ đem lại sản phẩm du lịch có nhiều giá trị cho khách du lịch hơn tổng giá trị của các dịch vụ riêng lẻ cộng lại. Vì vậy xem xét tác động cụ thể của chuỗi cung ứng du lịch đến chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành và sự hài lòng của khách du lịch là một vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Bằng nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam, nghiên cứu này cho thấy các nhà cung cấp du lịch như vận tải, lưu trú, ẩm thực và vui chơi, giải trí, mua sắm là các thành phần quan trọng của chuỗi cung ứng du lịch cho doanh nghiệp lữ hành. Họ cũng là những thành phần quan trọng trong chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành cung cấp cho khách du lịch.

Các doanh nghiệp lữ hành có vai trò trung gian quan trọng trong mối quan hệ giữa các nhà cung cấp du lịch với khách du lịch. Tuy vậy, với xu hướng khách tự đi du lịch đang trở nên ngày càng phổ biến, các doanh nghiệp lữ hành đang có dấu hiệu mất dần vai trò liên kết các dịch vụ du lịch của mình.

https://seotravel.net/su-hai-long-cua-khach-hang-khi-mua-sam-va-trai-nghiem-truc-tuyen-tozus/

https://seotravel.net/anh-huong-cua-chuoi-cung-ung-du-lich-den-su-hai-long-cua-khach-du-lich/

5/5 - (3 votes)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy