Lý thuyết về năng lực sản xuất và hiệu suất sử dụng năng lực sản xuất

Với điều kiện dân số thế giới gia tăng và các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn, nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất lương thực đóng vai trò cốt yếu để đảm bảo an ninh lương thực nhằm hướng đến phát triển bền vững. Do vậy, làm thế nào để gia tăng sản lượng tôm đầu ra mà không phải sử dụng nhiều hơn diện tích mặt nước trong ngành thủy sản hiện đang là một chủ đề được nhiều nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách nghề nuôi trồng thủy sản trên thế giới quan tâm (Pascoe & Greboval, 2003; Lê Kim Long & Phạm Thị Thanh Bình, 2011; Aripin & cộng sự, 2020).

Färe (1984) và Färe & cộng sự (1989) lần đầu tiên đề cập một cách có hệ thống về lý thuyết đo lường năng lực sản xuất và hiệu suất sử dụng năng lực sản xuất trên cơ sở hàm sản xuất của kinh tế học vi mô. Cải thiện hiệu suất sử dụng năng lực sản xuất này sẽ giúp các đơn vị sản xuất gia tăng sản lượng sản phẩm sản xuất mà không phải gia tăng các yếu tố tài nguyên thiên nhiên đầu vào với công nghệ sản xuất hiện tại (Pascoe & Tingley, 2007; Lê Kim Long & Phạm Thị Thanh Bình, 2011; Squires & Segerson, 2020).

Cơ sở lý thuyết về năng lực sản xuất và hiệu suất sử dụng năng lực sản xuất

Lý thuyết kinh tế định nghĩa tập công nghệ sản xuất (technology set) là tập hợp các khả năng sản xuất khả thi với một công nghệ cho trước nhằm biến đổi các yếu tố đầu vào thành hàng hóa và dịch vụ. Để đơn giản, chúng ta sẽ bắt đầu mô tả tập công nghệ sản xuất (T) trong ngắn hạn với trường hợp một đầu ra (y) và hai đầu vào (X.f , X.v ), trong đó X.f là được giả sử là cố định ngắn hạn và X.v là đầu vào biến đổi như trình bày trong Hình 1

Mô tả tập công nghệ sản xuất (Z) với trường hợp một đầu ra (y)
Mô tả tập công nghệ sản xuất (Z) với trường hợp một đầu ra (y)

Lý thuyết kinh tế học vi mô về năng lực sản xuất và hiệu suất sử dụng năng lực sản xuất trong nuôi trồng thủy sản.

Hiện tại, hầu hết các nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên thế giới đều đã và đang bị khai cạn hoặc quá mức, nuôi trồng thủy sản dự kiến sẽ vượt qua nghề đánh bắt tự nhiên và đóng vai trò chính trong việc cung cấp thực phẩm cho dân số thế giới đang tăng. Kobayashi & cộng sự (2015) dự đoán rằng tổng nguồn cung cá toàn cầu sẽ đạt mức 186 triệu tấn vào năm 2030, với mức gia tăng sản lượng cá chủ yếu do nuôi trồng đóng góp. Nuôi tôm được dự báo sẽ là một trong những nghề nuôi trồng thủy sản có mức tăng trưởng cao nhất.

Sản lượng tôm toàn cầu đã tăng hơn gấp ba lần từ khoảng 1,2 triệu tấn năm 2000 lên tới gần 5 triệu tấn vào năm 2015 làm cho tôm trở thành một trong những mặt hàng thủy sản tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới (CEA , Consulting 2018). Nuôi thâm canh tôm chân trắng ở châu Á là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng nhanh chóng của nghề nuôi tôm toàn cầu. Năm 2015, sản lượng tôm chân trắng đã chiếm 80% lượng tôm nuôi trên toàn thế giới. Các quốc gia hàng đầu đóng góp vào sự tăng trưởng của nghề nuôi tôm là Trung Quốc, tiếp theo là Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ (CEA Consulting, 2018). Thị trường tôm toàn cầu có giá trị 40 tỷ USD trong năm 2017, trong đó tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) chiếm khoảng 14 tỷ USD (BCG, 2019).

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu của thế giới. Tôm là mặt hàng chủ lực đóng góp chính vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam với giá trị 3,9 tỷ USD, chiếm 50% kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 (Lê Kim Long & cộng sự, 2016). Từ năm 2001, tôm thẻ chân trắng đã dần thay thế tôm sú và trở thành đối tượng nuôi quan trọng ở Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của tôm thẻ chân trắng của Việt Nam đã đạt 2,3 tỷ USD, chiếm tỉ trọng 58,45% trong tổng kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2014 (BCG, 2019). Khánh Hòa là một trong những địa phương nuôi tôm thẻ chân trắng quan trọng của miền trung và cả nước. Từ năm 2005 đến năm 2014, diện tích nuôi tôm chân trắng gia tăng nhanh chóng từ vài chục ha lên 2.986 ha (tính theo vụ nuôi) và chiếm 88,9% diện tích nuôi tôm của toàn tỉnh trong năm 2014. Trong đó, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh của Khánh Hòa đạt 689 ha (tính theo vụ nuôi) hay 348 ha tính theo diện tích mặt nước nuôi, với bình quân 1,98 vụ/năm (Lê Kim Long & cộng sự, 2016). Sự phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh quá nhanh ở phạm vi nông hộ, thiếu quy hoạch và không tuân thủ các quy định đã làm bùng phát dịch bệnh và gây thiệt hại không nhỏ cho nghề nuôi này (Lê Kim Long & cộng sự, 2016). Vấn đề này cũng đã xảy ra với nhiều nghề nuôi có sự gia tăng diện tích nhanh ở trên thế giới (Kobayashi & cộng sự, 2015).

Bài viết tóm lược nền tảng lý thuyết kinh tế về năng lực sản xuất và hiệu suất sử dụng năng lực sản xuất được đề xuất bởi Färe (1984) và Färe & cộng sự (1989) để tính toán cho các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh tại Khánh Hòa trong năm sản xuất 2014. Mức độ lãng phí năng lực sản xuất của hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Khánh hòa là tương đối lớn với mức hiệu suất sử dụng năng lực sản xuất đạt 66%. Nguyên nhân chính của sự lãng phí này là do các hộ gia đình đang sử dụng các đầu vào biến đổi dưới mức tối ưu, có lẽ do điều kiện tài chính của nông hộ nuôi tôm còn nhiều hạn chế. Dù vậy, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ gia đình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Khánh Hòa là tương đối tốt (TE trung bình đạt 92%). Bên cạnh đó, các chính sách về đất đai cho phát triển nghề nuôi tôm thẻ thâm canh cũng có thể giúp gia tăng hiệu suất sử dụng năng lực sản xuất của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh ở Khánh Hòa. Cuối cùng, các nghiên cứu kế tiếp nên sử dụng cách tiếp cận phân tích tham số để nghiên cứu sâu hơn và khẳng định khách quan các mối quan hệ này.

https://seotravel.net/tac-dong-cua-dai-dich-den-doanh-nghiep-nho-va-vua-o-viet-nam/

5/5 - (2 votes)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy