1. Đặc điểm hoạt động của công nhân
Hoạt động lao động của công nhân chủ yếu bằng thể lực, trong quá trình lao động sử dụng sức cơ bắp là chủ yếu để hoàn thành công việc được giao.
Hoạt động lao động trực tiếp trên các dây chuyền sản xuất, chỗ làm việc.
Kết quả lao động là những sản phẩm mang hình thái hiện vật cụ thể, dễ dàng nhận biết, xác định được.
2. Khái niệm tiền lương cấp bậc
Chế độ tiền lương cấp bậc bao gồm toàn bộ những qui định về tiền lương của Nhà nước mà các cơ quan, doanh nghiệp vận dụng để trả lương, trả công cho người lao động là những người công nhân, lao động trực tiếp, căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động cũng như điều kiện lao động khi họ hoàn thành một công việc nhất định.
3. Đối tượng áp dụng
Chế độ tiền lương cấp bậc được áp dụng với công nhân làm việc trong doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các cá nhân có thuê mướn lao động.
4. Ý nghĩa của chế độ tiền lương cấp bậc
Chế độ tiền lương cấp bậc là cơ sở để xếp bậc lương và trả lương, trả công cho người lao động, có phân biệt về mức độ phức tạp, điều kiện lao động trong từng nghề và nhóm ngành nghề.
Chế độ tiền lương cấp bậc là cơ sở để tính các khoản phụ cấp theo mức lương cấp bậc (thu hút, làm đêm, phụ cấp đặc thù của một số ngành nghề), tính tiền lương làm thêm giờ, tiền lương ngừng việc, tiền lương cho những ngày nghỉ theo qui định.
Chế độ tiền lương cấp bậc tạo khả năng điều chỉnh tiền lương, giữa các ngành, các nghề một cách hợp lý, khắc phục tính chất bình quân trong trả lương.
Chế độ tiền lương cấp bậc là cơ sở để tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Chế độ tiền lương cấp bậc khuyến khích người lao động học tập nâng cao trình độ lành nghề.
Chế độ tiền lương cấp bậc là cơ sở để phân công bố trí lao động tổ chức lao động hợp lý theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, ngành nghề.
Chế độ tiền lương cấp bậc là cơ sở để xây dựng kế hoạch nhân lực.
Chế độ tiền lương cấp bậc có tác dụng khuyến khích, thu hút người lao động vào làm việc trong những ngành nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, khó khăn, độc hại, nguy hiểm…
Các yếu tố cấu thành chế độ tiền lương cấp bậc
5.1. Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
5.1.1. Khái niệm
Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là văn bản qui định về mức độ phức tạp của công việc và yêu cầu về trình độ lành nghề của công nhân. Công nhân ở một bậc nào đó phải hiểu biết những gì về mặt lý thuyết, và phải làm được những gì về mặt thực hành để thực hiện một bậc phức tạp tương ứng của công việc.
Cấp bậc công việc là sự quy định các mức độ phức tạp của quá trình lao động để sản xuất ra một sản phẩm, một chi tiết sản phẩm hay hoàn thành một công việc nào đó.
Cấp bậc công nhân là trình độ lành nghề của công nhân theo từng bậc (từ bậc thấp đến bậc cao).
5.1.2. Phân loại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
Có 2 loại tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật:
– Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thống nhất của các nghề chung.
– Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật ngành.
5.1.3. Ý nghĩa tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
– Thước đo đánh giá trình độ lành nghề của công nhân;
– Cơ sở để xác định khung bậc lương của từng nghề và xây dựng thang, bảng lương cho công nhân các ngành, nghề hoặc công việc khác nhau;
– Cấp bậc công việc trong tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là căn cứ xác định trả lương theo công việc;
– Cấp bậc công việc trong tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật dùng để tính đơn giá tiền lương theo sản phẩm;
– Làm cơ sở để kiểm tra trình độ lành nghề và xếp bậc lương công nhân, nâng bậc lương cho công nhân;
– Làm cơ sở để phân công, bố trí sử dụng công nhân hợp lý.
– Cấp bậc công việc trong tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân là căn cứ để định mức lao động đúng đắn, chính xác; xác định đối tượng xây dựng các mức lao động.
– Cấp bậc kỹ thuật công nhân là căn cứ chính để xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo, đào tạo lại nghề công nhân cho xã hội, cũng như đối với từng doanh nghiệp theo các nhu cầu khác nhau, và là cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng, bổ túc nâng cao tay nghề cho công nhân.
– Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật là thước đo trình độ lành nghề của công nhân.
5.1.4. Nội dung tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
Phần qui định chung: Là phần qui định những vấn đề cơ bản chung nhất mà công nhân ở bất kỳ bậc nào cũng phải hiểu, biết và làm được,
Phần quy định cụ thể: diễn giải trình độ lành nghề của người lao động, phản ánh rõ yêu cầu đòi hỏi về kiến thức và kỹ năng lao động, qui định người công nhân ở bậc nào đó phải hiểu biết những gì về lý thuyết và làm được những gì về mặt thực hành như: hiểu biết về máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, qui trình công nghệ, dụng cụ, chế độ gia công… phần thực hành nghề nêu lên một số công việc điển hình của bậc nào đó đòi hỏi công nhân phải làm được.
Cụ thể phần này bao gồm 3 nội dung sau đây:
– Phần công nhân phải hiểu:
– Phần công nhân phải biết:
– Phần công nhân phải làm được:
5.1.5. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật
Phương pháp phân tích có căn cứ khoa học để đánh giá đúng tính chất phức tạp của các công việc và quy định chính xác trình độ cao, thấp khác nhau của mỗi bậc.
Để xác định đúng tính chất phức tạp nhiều hay ít của các công việc, khi xây dựng phải dựa trên cơ sở phân tích các chức năng, nhiệm vụ mà công nhân phải thực hiện trong quá trình lao động sản xuất từ khi chuẩn bị cho đến khi kết thúc công việc. Trên thực tế người ta sử dụng phương pháp đánh giá mức độ phức tạp của các công việc theo phương pháp cho điểm.
Trình tự tiến hành xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật:
Bước 1: Thành lập Hội đồng xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật doanh nghiệp gồm các thành viên sau:
Bước 2: Thực hiện việc xác định tên nghề;
Bước 3: Nghiên cứu tài liệu:
Bước 4: Thống kê các công việc làm thực tế của từng nghề và phân loại các công việc để xác định lại đúng đắn các chức danh nghề của doanh nghiệp. Sau khi thống kê các công việc của một nghề tiến hành sơ bộ xếp các công việc theo loại từ dễ đến khó và xác định những việc làm cụ thể, việc làm điển hình phản ánh đúng nội dung công việc của từng nghề.
Buớc 5: Phân tích xác định tính chất phức tạp của từng bậc kỹ thuật của từng nghề và xác định đưa ra những yêu cầu về “hiểu”, “biết” và “công việc làm được” của bậc 1 (bậc khởi điểm) và các bậc khác.
Bước 6: Cân đối nội dung và áp dụng thử trong thực tế:
5.1.6. Phương pháp xác định cấp bậc công việc
Xác định cấp bậc công việc bằng phương pháp cho điểm các chức năng
Trình tự phương pháp:
– Chia quá trình lao động ra các chức năng và yếu tố:
Quá trình lao động được phân chia theo 4 chức năng và 1 yếu tố, đó là:
+ Chức năng tính toán
+ Chức năng chuẩn bị và tổ chức nơi làm việc
+ Chức năng thực hiện quá trình lao động
+ Chức năng phục vụ, điều chỉnh thiết bị, máy móc
+ Yếu tố trách nhiệm
– Xác định mức độ phức tạp cho từng chức năng:
Mỗi chức năng và yếu tố được phân chia thành 3 mức độ phức tạp là:
+ Đơn giản.
+ Trung bình.
+ Phức tạp.
Mỗi mức độ phức tạp lại chia thành 2 bậc: Tối thiểu, tối đa.
– Thống kê công việc:
Thống kê toàn bộ công việc của một nghề đang sử dụng trong doanh nghiệp theo trình tự nhất định, từ khi bắt đầu công việc cho đến khi kết thúc với yêu cầu phải gọn, rõ, chính xác và đầy đủ.
– Phân nhóm công việc:
Sau khi thống kê công việc, tiến hành phân nhóm công việc có độ phức tạp khác nhau theo nguyên tắc:
+ Những công việc đồng dạng về kỹ thuật sản xuất có liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo của công nhân;
+ Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và loại công việc để nhóm các công việc chủ yếu, sau đó mới đến những công việc khác;
+ Xác định nhóm đơn giản nhất và nhóm phức tạp nhất;
+ Loại bỏ các công việc khác nhóm nhưng giống nhau về kỹ thuật.
– Lập phiếu xác định mức độ phức tạp của công việc:
Yêu cầu của phiếu là tóm tắt những phần việc mà người công nhân phải thực hiện (từ khi chuẩn bị đến khi kết thúc công việc bằng những thiết bị, phương tiện nào, sử dụng nguyên vật liệu gì, trong điều kiện lao động nào, với tinh thần trách nhiệm như thế nào, những kiến thức có liên quan đến công việc đó…).
– Phân tích, so sánh, đánh giá và xác định cấp bậc công việc bằng điểm:
+ Lập bảng điểm theo thang lương, bảng lương:
>Xác định bội số của từng bậc theo từng nhóm lương trong thang lương, bảng lương theo công thức sau:
Kbậc i
a i = ———————
Kbậc 1
Trong đó:
ai: Bội số của bậc thứ i trong thang lương, bảng lương quy định;
Kbậc i: Hệ số lương của bậc i;
Kbậc 1: Hệ số lương của bậc 1.
>Quy ước số điểm tối đa của bậc 1 là:200 điểm.
Bài cùng danh mục:
Mối quan hệ giữa sự đánh giá hàng ngoại và hành vi tiêu dùng hàng nội
Xử lý khiếu nại và niềm tin của khách hàng trong kinh doanh – by SeoTravel
Tiêu chí đánh giá lợi thế cạnh tranh trong sản xuất như thế nào?
Nhân tố tác động đến hành vi mua sắm hợp kênh Omnichannel
Hành vi mua hàng bốc đồng khi mua sắm trực tuyến
Cách mạng công nghệ tác động lên hoạt động kinh doanh như thế nào
Bài viết nỗi bật
Tác động đại dịch COVID-19 đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên thị trường
Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu đo lường sức khỏe tài chính của mỗi quốc gia, thường nhạy...
Vấn đề bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ
Bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ Thông tin du học ở Hoa Kỳ: Bảo hiểm Không ai muốn...
Yếu tố quy mô doanh nghiệp đối với tác động của đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Lý thuyết lợi thế kinh tế vì quy mô cho rằng doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí hơn...
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu Một số khái niệmPhân loại tiền lương tối thiểuVai trò của...