Điều chỉnh mức lương tối thiểu với nội dung sau:
- Các vấn đề cần xem xét khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu
- Tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu
- Các phương pháp đánh giá tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu
- Luật tiền lương tối thiểu
– Chỉ số tăng giá cả sinh hoạt các mặt hàng tính trong tiền lương tối thiểu (lương thực, thực phẩm và phi lương thực, thực phẩm).
– Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế và của thu nhập cá nhân khả dụng.
– Việc tăng tiền lương tối thiểu sẽ có ảnh hưởng thế nào đến mức tiền lương trên thị trường? (tác động về tiền lương).
– Việc tăng tổng chi phí lao động đến mức độ nào có thể chấp nhận được? (tác động về hiệu quả sản xuất, lợi nhuận của doanh nghiệp).
– Ai sẽ được hưởng lợi do việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu? (tác động đối với phân phối)?
– Liệu tăng tiền lương tối thiểu có tác động như thế nào đối với tăng trưởng kinh tế, tổng cầu về việc làm, thất nghiệp, lạm phát và các tác động kinh tế xã hội khác (tác động kinh tế vĩ mô).
[ads-1]
2.1. Các tác động của điều chỉnh tiền lương tối thiểu đối với tiền lương
Tác động của việc tăng tiền lương tối thiểu đối với tiền lương phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
– Mức độ bao trùm của tiền lương tối thiểu;
– Nếu số người hưởng mức tiền lương tối thiểu càng nhiều thì việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu sẽ có tác động lớn hơn;
– Đặc tính của tiền lương tối thiểu: Nếu tiền lương tối thiểu quy định chung, việc điều chỉnh sẽ có tác động lớn hơn là các mức tiền lương tối thiểu quy định riêng cho từng ngành, và từng vùng.
[ads-2]
2.2. Tác động đối với việc làm
Khi tăng tiền lương tối thiểu, sẽ dẫn đến tăng mức tổng chi phí lao động, tăng nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ bao trùm và hình thức của tiền lương tối thiểu.
2.3. Tác động đối với phân phối thu nhập
– Nếu tiền lương tối thiểu điều chỉnh quá cao, sẽ làm cho nhiều người lao động bị mất việc, thu nhập của họ bị giảm, trong khi đó, những người ở lại tiền lương lại được điều chỉnh, do vậy sẽ làm giãn cách thu nhập giữa những người có việc làm và không có việc làm, đặc biệt giữa thu nhập thành thị và nông thôn, do vậy sẽ làm tăng luồng di dân từ nông thôn ra thành thị;
– Nếu tăng tiền lương tối thiểu không dẫn đến việc giảm việc làm của người lao động có thu nhập thấp, thì sẽ có tác động giảm khoảng cách về thu nhập giữa các nhóm lao động.
2.4. Các tác động kinh tế vĩ mô
Tiền lương tối thiểu nhằm bảo vệ cho những người lao động yếu thế. Tuy nhiên, việc bảo đảm mức tiền lương thoả đáng, mức tiền lương sàn cho hệ thống trả lương cần phải kết hợp với việc đánh giá liệu việc tăng lương có tác động vĩ mô như thế nào đến lạm phát, tăng trưởng kinh tế và mức tiền lương nói chung.
2.5. Tác động đối với lạm phát
Theo lý thuyết cổ điển, việc tăng tổng quỹ tiền lương sẽ dẫn đến lạm phát do tổng chi phí lao động tăng lên trong khi mức tổng cầu về hàng hoá không thay đổi. Tuy nhiên nếu như việc tăng tổng quỹ tiền lương lại dẫn đến việc tăng năng suất lao động như đã trình bày tại phần trên, thì lạm phát không xảy ra.
2.6. Tác động đối với tăng trưởng kinh tế
Đánh giá tác động của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu đến tăng trưởng kinh tế là việc xem xét khả năng điều chỉnh tiền lương tối thiểu sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tỷ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp và tỷ lệ tích luỹ và đầu tư của quốc gia trong tương lai.
2.7. Các giải pháp giám sát khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu
Về cơ chế quản lý tiền lương tối thiểu: Phải vừa đảm bảo tính nghiêm túc, chặt chẽ, vừa phải bảo đảm tính mềm dẻo phù hợp với cơ chế thị trường.
Hoàn thiện cơ chế quản lý và điều chỉnh tiền lương tối thiểu phải tập trung:
– Xác định quy trình theo dõi sự biến động của giá cả các mặt hàng trong “rổ hàng hoá” và ảnh hưởng của nó tới tiền lương tối thiểu thực tế.
– Thời gian điều chỉnh theo mức độ biến động thường sau 12 tháng.
– Xây dựng khuyến nghị về mức tăng tiền lương tối thiểu cho các loại hình doanh nghiệp căn cứ vào tốc độ tăng năng suất lao động, quy mô và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3.1. Thu thập các thông tin và đánh giá các chỉ tiêu của thị trường lao động và xu hướng kinh tế do tác động của tiền lương tối thiểu
[ads-3]
Nội dung đánh giá:
– Tốc độ và độ biến động của chỉ số giá sinh hoạt để tính toán sức mua của tiền lương tối thiểu quy định;
– Xem xét mối quan hệ giữa tiền lương tối thiểu và tiền lương trung bình trong từng thời kỳ để ước tính tác động của việc tăng tiền lương tối thiểu. Nếu mối tương quan này càng lớn, thì tác động tiêu cực của việc tăng tiền lương tối thiểu đến việc làm càng thấp;
– Xem xét xu hướng và mức độ biến động về thu nhập của các nhóm dân cư khác nhau;
– Xem xét xu hướng biến động của các chỉ số kinh tế khác như việc làm, năng suất lao động, lợi nhuận, chi phí lao động, giá cả sản xuất để xác định thời điểm và tốc độ điều chỉnh tiền lương tối thiểu;
– Xem xét phân bố thu nhập của các nhóm dân cư để ước tính số người sẽ chịu tác động và phạm vi tác động của việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu;
– Xem xét mức độ và xu hướng chi tiêu của các nhóm thu nhập, đặc biệt của nhóm thu nhập thấp để ước tính tác động tăng tổng cầu vĩ mô của tiền lương tối thiểu.
3.2. Tiến hành các cuộc điều tra chuyên đề
Mục tiêu nhằm:
– Đánh giá tác động đối với cấu trúc tiền lương trước và sau khi điều chỉnh tiền lương tối thiểu.
– Xem xét các liệu pháp của doanh nghiệp sử dụng để đối phó với việc tăng tiền lương tối thiểu và các ảnh hưởng của việc tăng tiền lương tối thiểu đối với việc làm, chi phí lao động, lợi nhuận, giá cả …
– Đánh giá tác động của tiền lương tối thiểu đối với các nhóm lao động và thu nhập khác nhau.
3.3. Phương pháp kinh tế lượng
Việc sử dụng công cụ kinh tế lượng nhằm tách biệt và lượng hoá các tác động của việc tăng tiền lương tối thiểu đối với các chỉ tiêu thị trường lao động và kinh tế vĩ mô, thông qua việc sử dụng các phương trình toán học thể hiện mối tương quan giữa các biến đầu vào và kết quả đầu ra.
4.1. Khái niệm
Luật tiền lương tối thiểu là luật do Nhà nước ban hành, trong đó thiết lập các căn cứ, nguyên tắc xác định, điều chỉnh và cơ chế áp dụng mức lương tối thiểu chung; cơ chế hình thành, áp dụng mức lương tối thiểu theo vùng, mức lương tối thiểu theo ngành.
[ads-4]
4.2. Sự cần thiết phải luật hoá tiền lương tối thiểu
Trong nền kinh tế thị trường việc ban hành luật tiền lương tối thiểu là cần thiết bởi các lý do:
– Nâng cao tính pháp lý đối với qui định pháp luật về tiền lương tối thiểu;
– Tạo cơ sở, môi trường đối xử bình đẳng trong trả công lao động trong các khu vực kinh tế;
– Tạo môi trường pháp lý về tiền lương cho sự phát triển thị trường lao động thống nhất;
– Nâng cao hiệu quả giải quyết các vấn đề xã hội như: ngăn chặn sự bóc lột quá mức, chống đói nghèo nhằm đưa ra một sức mua vừa đủ để giúp người lao động có được mức sống cơ bản;
– Tăng cường khuyến khích người lao động và chia sẻ với họ các lợi ích mà tăng trưởng mang lại;
– Tạo môi trường pháp luật về tiền lương tối thiểu thuận lợi để thúc đẩy phát triển quan hệ lao động ổn định, hài hoà trong các khu vực kinh tế.
Bài cùng danh mục:
Mối quan hệ giữa sự đánh giá hàng ngoại và hành vi tiêu dùng hàng nội
Xử lý khiếu nại và niềm tin của khách hàng trong kinh doanh – by SeoTravel
Tiêu chí đánh giá lợi thế cạnh tranh trong sản xuất như thế nào?
Nhân tố tác động đến hành vi mua sắm hợp kênh Omnichannel
Hành vi mua hàng bốc đồng khi mua sắm trực tuyến
Cách mạng công nghệ tác động lên hoạt động kinh doanh như thế nào
Bài viết nỗi bật
Tác động đại dịch COVID-19 đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên thị trường
Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu đo lường sức khỏe tài chính của mỗi quốc gia, thường nhạy...
Vấn đề bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ
Bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ Thông tin du học ở Hoa Kỳ: Bảo hiểm Không ai muốn...
Yếu tố quy mô doanh nghiệp đối với tác động của đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Lý thuyết lợi thế kinh tế vì quy mô cho rằng doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí hơn...
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu Một số khái niệmPhân loại tiền lương tối thiểuVai trò của...