Bản chất và vai trò của phụ cấp lương

Phụ cấp lương là gì: Bản chất và các hình thức biểu hiện của phụ cấp lương; Vai trò của phụ cấp lương …

Bản chất và vai trò - phụ cấp lương là gì
Bản chất và vai trò – phụ cấp lương là gì
1. ” Phụ cấp lương là gì? “

Bản chất và các hình thức biểu hiện của phụ cấp lương
– Phụ cấp lương là khoản tiền lương bổ sung cho lương cấp bậc, chức vụ, lương cấp hàm khi điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc và điều kiện sinh hoạt có các yếu tố không ổn định.
– Phụ cấp lương có thể được biểu hiện bằng tiền, hiện vật hoặc hình thức khác
– Phụ cấp lương có thể được biểu hiện dưới dạng hữu hình hoặc vô hình.

2. ” Vai trò của phụ cấp lương là gì “

Nhìn từ góc độ vĩ mô:
– Bù đắp hao phí lao động của người lao động mà trong lương cấp bậc, chức vụ, chuyên môn, nghiệp vụ chưa thể hiện đầy đủ như điều kiện lao động, mức độ phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt khó khăn.
– Là một trong những công cụ để Nhà nước điều chỉnh quan hệ tiền lương,  thu nhập giữa các ngành, nghề, công việc, vùng, miền, khu vực và khuyến khích phát triển các ngành nghề ưu tiên, các ngành nghề mũi nhọn.
– Khuyến khích người lao động đến làm việc ở những vùng xa xôi hẻo lánh, điều kiện sinh hoạt khó khăn, góp phần điều phối và ổn định lực lượng lao động xã hội.
– Góp phần thực hiện tốt các mục tiêu an ninh, quốc phòng, mục tiêu kinh tế – xã hội và các mục tiêu khác của Nhà nước.
Xét từ góc độ vi mô:
– Góp phần đảm bảo tái sản xuất sức lao động, tạo động lực lao động, đảm bảo các quyền và lợi ích cho người lao động trong chính các cơ quan, doanh nghiệp này, qua đó nâng cao năng suất và hiệu quả lao động cho cơ quan, doanh nghiệp.
– Góp phần thực hiện các mục tiêu và định hướng phát triển do chính cơ quan, doanh nghiệp đặt ra.

3. ” Phân biệt lương cơ bản và phụ cấp lương “

– Giống nhau: Đều là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động
– Khác nhau: Phân biệt theo các tiêu chí sau:
+ Xét trong tổng thu nhập
+ Xét theo vị trí và điều kiện làm việc thay đổi
+ Xét theo thâm niên và thành tích công tác

4. ” Phụ cấp thâm niên vượt khung là gì? ” (Các chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định)

Phụ cấp thâm niên vượt khung là khoản tiền dùng để trả cho cán bộ, công chức, viên chức đã được xếp bậc lương cuối cùng của ngạch lương hoặc chức danh chuyên môn nghiệp vụ hiện giữ, đã có đủ điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nhằm tạo động lực và khuyến khích người lao động tiếp tục công tác với hiệu quả công việc cao.
– Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung
+ Cán bộ, công chức, viên chức xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
+ Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế Nhà nước, xếp lương theo các bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ được cử đến làm việc ở các hội, các tổ chức phi Chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam.
– Đối tượng không được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung
Những đối tượng không được hưởng loại phụ cấp này gồm Chuyên gia cao cấp và cán bộ lãnh đạo hưởng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ.
– Điều kiện và tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung
+ Điều kiện thời gian giữ bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc chức danh hiện giữ: đủ 3 năm (đủ 36 tháng) hoặc 2 năm (đủ 24 tháng)
+ Tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung: trong thời gian giữ bậc lương cuối cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm; không vi phạm kỷ luật hoặc không bị bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử[1].
– Công thức tính và cách tính:
 
Phụ cấp thâm niên vượt khung = Mức lương bậc cuối cùng hiện hưởng x Tỷ lệ % được hưởng
 
– Cách chi trả
Phụ cấp thâm niên vượt khung được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

5. ” Phụ cấp chức vụ lãnh đạo là gì? “

Phụ cấp chức vụ lãnh đạo là khoản tiền trả cho người lao động hưởng lương theo ngạch, bậc lương chuyên môn nghiệp vụ, khi họ được giữ chức vụlãnh đạo một tổ chức, nhằm bù đắp cho hao phí lao động tăng lên, do phải lãnh thêm trách nhiệm quản lý mà yếu tố này chưa được xác định trong mức lương.
– Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo
– Nguyên tắc hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Người được bầu cử hoặc bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì được hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất.
Trường hợp người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.
– Các trường hợp được hưởng và thôI hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo
– Công thức tính tiền phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = Hệ số phụ cấp chức vụ x Mức lương tối thiểu

– Cách chi trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo được trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
Với các doanh nghiệp Nhà nước, phụ cấp giữ chức vụ Trưởng phòng, Phó trưởng phòng được tính vào đơn giá tiền lương.

6. ” Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo là gì? “

Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo là phụ cấp nhằm bù đắp hao phí lao động tăng thêm cho những người đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị, đồng thời được bầu cử, bổ nhiệm kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Đối tượng được hưởng phụ cấp
Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên ở tổ chức Đảng, đoàn thể, cơ sở, công ty Nhà nước, đơn vị sự nghiệp có bố trí biên chế chuyên trách, nhưng hoạt động kiêm nhiệm.
Các chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan khác.
Nguyên tắc áp dụng
Trường hợp người giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm nhiều chức danh lãnh đạo thì chỉ được hưởng 1 mức phụ cấp.
Công thức tính phụ cấp:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo =
Mức lương hiện hưởng + Phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)x Tỷ lệ % được hưởng

7. ” Phụ cấp khu vực là gì? “

Phụ cấp khu vực là khoản tiền bù đắp cho những người sống, làm việc ở những vùng có khí hậu xấu, xa xôi, hẻo lánh, cơ sở hạ tầng thấp kém, đi lại sinh hoạt khó khăn nhằm góp phần ổn định và thu hút lao động.
Các yếu tố được sử dụng để xác định phụ cấp khu vực
Yếu tố địa lý tự nhiên;
Mức độ xa xôi hẻo lánh, đường xá, cầu cống, trường học, cơ sở y tế, dịch vụ thương mại thấp kém, đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của con người;
Ngoài ra, khi xác định phụ cấp khu vực có thể xem xét bổ sung các yếu tố đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, sình lầy.
Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp khu vực
Là những người được hưởng lương, hưởng trợ cấp hàng tháng có tính chất lương.
Công thức tính phụ cấp khu vực
Phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương tối thiểu chung

Riêng đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang hưởng phụ cấp, mức phụ cấp được tính trên mức phụ cấp quân hàm binh nhì. Mức tiền phụ cấp được tính theo công thức sau:
Phụ cấp khu vực = Hệ số phụ cấp khu vực x Mức lương tối thiểu chung x 0,4

8. “Phụ cấp thu hút là gì? “

Phụ cấp thu hút là loại phụ cấp nhằm khuyến khích công nhân, viên chức, công chức đến làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn như xa xôi, hẻo lánh, xa khu dân cư; chưa có mạng lưới giao thông, đi lại khó khăn; chưa có hệ thống cung cấp điện, nước sinh hoạt; nhà ở thiếu thốn; chưa có trường học, nhà trẻ, bệnh viện, ảnh hưởng đến đời sống vật chất, và tinh thần người lao động.
Đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp thu hút
Công thức tính phụ cấp thu hút = Hệ số x Mức lương tối thiểu chung
Phụ cấp thu hút
Mức phụ cấp thu hút và thời gian được hưởng: Gồm 4 mức: 20% – 30% – 50% và 70%.
Thời gian được hưởng phụ cấp thu hút từ 3 năm đến 5 năm đầu khi người lao động đến làm việc ở nơi được hưởng phụ cấp thu hút.
Cách trả phụ cấp thu hút
Phụ cấp thu hút được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Nguồn tiền trả được lấy từ ngân sách Nhà nước; nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ; hoặc đối với các công ty Nhà nước, được tính vào đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.

9. ” Phụ cấp lưu động là gì? “

Phụ cấp lưu động là phụ cấp nhằm bù đắp cho những người làm một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi chỗ ở và nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định, gặp nhiều khó khăn.
Điều kiện hưởng phụ cấp lưu động
Phụ cấp lưu động chỉ áp dụng cho nghề hoặc công việc mà tính chất lưu động chưa được xác định trong mức lương;
Nghề hoặc công việc lưu động nhiều, phạm vi rộng, địa hình phức tạp và khó khăn thì được hưởng mức phụ cấp cao.
Phạm vi áp dụng chế độ phụ cấp lưu động
Công thức tính phụ cấp lưu động
Phụ cấp lưu động = Mức lương tối thiểu chung x Hệ số phụ cấp lưu động
Mức hưởng phụ cấp lưu động: Có 3 mức 0,6 – 0,4 – 0,2.
Cách tính trả
Phụ cấp lưu động được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Các đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp lưu động thì thôi không hưởng chế độ công tác phí.
Nguồn tiền trả được lấy từ ngân sách Nhà nước; nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ; hoặc đối với các công ty Nhà nước, được tính vào đơn giá tiền lương và hạch toán vào giá thành hoặc chi phí kinh doanh.

10. ” Phụ cấp độc hại nguy hiểm là gì? “

Phụ cấp độc hại nguy hiểm là loại phụ cấp nhằm bù đắp cho người làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc – độc hại – nguy hiểm nhưng chưa được xác định hoặc xác định chưa đủ trong mức lương.
Phạm vi áp dụng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Công thức tính phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm = MLmin x Hệ số phụ cấp độc hại nguy hiểm
Mức hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4.
Cách tính trả phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Trả cho thời gian làm việc thực tế, trực tiếp tại nơi độc hại nguy hiểm;
Thời gian thực tế làm việc tại nơi có điều kiện lao động độc hại, nguy hiểm được tính như sau: nếu làm việc dưới 4 giờ tính nửa ngày; nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng, và không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Nguồn tiền trả được lấy từ ngân sách Nhà nước; nguồn kinh phí khoán; nguồn tài chính được giao tự chủ; đối với các công ty Nhà nước, được tính vào đơn giá tiền lương, và hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí kinh doanh.

11. “Phụ cấp trách nhiệm công việc là gì? “

Phụ cấp trách nhiệm công việc là loại phụ cấp nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất, hoặc làm công tác chuyên môn nghiệp vụ vừa kiêm nhiệm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo bầu cử, bổ nhiệm hoặc những người làm nghề, công việc đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao nhưng chưa được xác định trong mức lương.
Phạm vi áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc
Công thức tính mức tiền phụ cấp trách nhiệm công việc
Mức phụ cấp và đối tượng áp dụng phụ cấp trách nhiệm công việc:
Mức phụ cấp và đối tượng áp dụng phụ cấp trách nhiệm công việc
Hệ số phụ cấp trách nhiệm công việc gồm 4 mức 0,5 – 0,3 – 0,2 – 0,1 so với mức lương tối thiểu chung.
Cách tính trả phụ cấp trách nhiệm công việc
Phụ cấp trách nhiệm công việc được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không được dùng để đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.
Khi thôi không làm công việc có phụ cấp trách nhiệm công việc từ một tháng trở lên thì không được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc.
Nguồn tiền trả được lấy từ ngân sách Nhà nước; nguồn kinh phí khoán; nguồn tài chính được giao tự chủ; đối với các công ty Nhà nước, được tính vào đơn giá tiền lương, và hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí kinh doanh.

5/5 - (4 votes)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy