Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Nền kinh tế Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với 96% tổng số doanh nghiệp (DN) đóng góp gần 45% GDP và 31% tổng đầu tư trong năm 2006 (Dau & Pham, 2016). Đến năm 2019, tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến 98%, đóng góp tới 41,24% tổng số vốn, 42,11% cơ hội việc làm cho người lao động và tiền lương trung bình được tạo ra bởi nhóm khu vực này cũng cao hơn so với tiền lương trung bình cả nước từ 9,17% – 22,25% trong năm 2018 (Bộ Kế hoạch đầu tư, 2020).

Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng bền vững, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo (Jaax, 2020; Kokko & Sjöholm, 2005). Ở chiều hướng ngược lại, doanh nghiệp nhà nước có cơ cấu ngày càng giảm sút với sự kém hiệu quả trong sáng tạo và thích ứng trước bối cảnh mới, theo đó, đóng góp cho tỷ trọng GDP giảm từ 37,62% năm 2005 xuống 27,26% năm 2020 (GSO, 2020).

Tuy nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã bị cản trở bởi một số yếu tố chính. Thiếu đất và khả năng tiếp cận tài chính của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những trở ngại chính (Dau & Pham, 2016, Pham & Talavera, 2018). Sự thiếu hụt lao động có kỹ năng và việc sử dụng công nghệ lỗi thời là những trở ngại cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần lớn lực lượng lao động có trình độ đào tạo thấp. Baccini & cộng sự (2019) còn nhận thấy rằng, sự hạn chế trong phát triển khu vực tư nhân còn bị ảnh hưởng nặng nề bởi các can thiệp mang tính “phi thị trường” của doanh nghiệp nhà nước khi Việt Nam tham gia vào quá trình ký kết các hiệp định quốc tế. Phan & Coxhead (2013) cũng đồng ý rằng việc trả lương tại các doanh nghiệp nhà nước thường cao hơn so với mặt bằng chung và có cơ chế tuyển dụng dựa trên các mối quan hệ xã hội thay vì lựa chọn người có kỹ năng. Điều này dẫn đến sự sai lệch về “tín hiệu” thị trường và hệ quả là chúng dẫn đến cạnh tranh không bình đẳng. Nghiêm trọng hơn, Dang & Nguyen (2021) cho thấy những tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 tới mọi mặt của doanh nghiệp vừa và nhỏ như năng suất người lao động giảm do thời gian dài không làm việc, quá trình sản xuất bị gián đoạn, nguồn vốn không lưu thông, và các hệ lụy trên thị trường tiền tệ.

Nhận thức được tầm quan trọng của doanh nghiệp nhỏ và vừa, và sự cần thiết nâng cao tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một mục tiêu quan trọng nhằm đảm bảo các doanh nghiệp này phát triển theo hướng tích cực và bền vững. Năng lực sáng tạo là trọng tâm của sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Tuy thế, kết quả của các cuộc điều tra DNNVV, tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành đổi mới quy trình đã giảm từ hơn 15% năm 2005 xuống còn khoảng 5% vào năm 2015 (CIEM, 2015). Trong bối cảnh đó, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vai trò của hỗ trợ chính phủ, chất lượng thể chế, thương mại quốc tế là những nhân tố quan trọng thúc đẩy hoạt động cải tiến. Hoạt động đổi mới sáng tạo là hoạt động có rủi ro và đầu tư cao. Kiểm soát nội bộ được xem là một trong những công cụ quan trọng để doanh nghiệp nâng cao năng lực quản trị và kiểm soát rủi ro. Xem xét ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ đến hoạt động cải tiến của doanh nghiệp; mở rộng nghiên cứu trước đây bằng cách cung cấp bằng chứng đầu tiên về vai trò của kiểm soát nội bộ đến hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp tại Việt Nam. Thêm nữa, mặc dù có một số thảo luận về kiểm soát nội bộ và các hoạt động đổi mới sáng tạo tổng, rất ít nghiên cứu đang được thực hiện về hiệu quả của kiểm soát nội bộ đối với từng loại hoạt động đổi mới của doanh nghiệp.

Để hiểu rõ hơn về vai trò của kiểm soát nội bộ đối với đổi mới sáng tạo, cũng điều tra xem liệu mối quan hệ giữa chất lượng kiểm soát nội bộ và các hoạt động đổi mới của doanh nghiệp phụ thuộc vào sự phát triển công nghệ của ngành. Chúng tôi phân loại các công ty thành hai nhóm, công nghệ cao và không công nghệ cao, dựa trên phân loại chính thức của Tổng cục thống kê. Kết quả từ cột 5 và 6 của Bảng 2 chỉ ra rằng kiểm soát nội bộ quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp công nghệ cao để duy trì và tăng lợi thế cạnh tranh của mình trong các ngành công nghệ cao so với các doanh nghiệp không sử dụng công nghệ cao. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với lập luận rằng các nhà quản lý trong các công ty công nghệ cao ít có khả năng theo đuổi cuộc sống yên tĩnh so với những người ở các công ty không sử dụng công nghệ cao (Li, Shu, Tang, & Zheng, 2019).

Bảng 3 trình bày vai trò của kiểm soát nội bộ đến từng loại hoạt động đổi mới sáng tạo. Kết quả trong Bảng 3 cho thấy việc nâng cao hiệu quả của kiểm soát nội bộ sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động đổi mới công nghệ và quy trình của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ số từ cột 1 và 2 của Bảng 3 cho thấy rằng việc tăng cường thực hành kiểm soát nội bộ sẽ không thực sự là một yếu tố thúc đẩy tích cực để nâng cao hoạt động cải tiến sản phẩm mới.

Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ 1 đến các loại hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp
Ảnh hưởng của kiểm soát nội bộ 1 đến các loại hoạt động đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp

Kiểm tra xem liệu hệ thống kiểm soát nội bộ có cải thiện thúc đẩy hoạt động cải tiến, sử dụng bộ dữ liệu mảng về các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa chỉ ra rằng các công ty có kiểm soát nội bộ mạnh mẽ có liên quan tích cực đến các hoạt động đổi mới, đặc biệt là liên quanđến đổi mới quy trình và công nghệ. Kết quả thấy rằng các kiểm soát nội bộ tốt hơn đóng vai trò vai trò rõ rệt trong việc cải thiện các hoạt động đổi mới mang tính khám phá trong các công ty công nghệ cao. Ngoài ra, mối quan hệ giữa chất lượng kiểm soát nội bộ và các hoạt động đổi mới phụ thuộc vào tài chính của doanh nghiệp hạn chế. Nhìn chung, kết quả của chúng tôi cho thấy rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của các doanh nghiệp tư nhân đóng vai trò quan trọng trong động cơ và khả năng đổi mới của họ. Vì vậy, kết quả nghiên cứu có hàm ý rằng trong bối cảnh chất lượng quản trị công chưa thực sự hiệu quả, các nhà làm chính sách có thể khuyến khích các doanh nghiệp thúc đẩy các quy trình và công tác kiểm soát thông qua sự hỗ trợ đào tạo, quy trình và giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và vừa.

https://seotravel.net/vai-tro-tich-cuc-cua-kiem-soat-noi-bo-den-qua-trinh-doi-moi/

https://seotravel.net/anh-huong-cua-hoat-dong-truyen-thong-xa-hoi-va-nang-luc-marketing/

5/5 - (1 vote)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy