Mức thất nghiệp cao, mức tăng trưởng chậm và tăng cạnh tranh từ các nước đang phát triển tạo ra nguy cơ các nước phát triển sẽ áp dụng các biện pháp bảo hộ đối với các sản phẩm chế tạo. điều này có nghĩa là sẽ có nhiều hàng rào phi thuế hơn, tinh vi hơn và hiệu quảt hơn. các diễn biến này sẽ dẫn đến sự sói mòn tính thống nhất của GATT và có thể hạn chế mức tăng trưởng xuất khẩu từ các nước đang phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã mắc nợ lớn và điều này sẽ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn.
Nếu các nước phát triển áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ , các nước đang phát triển buộc phải xuất khẩu sang các nước khác. điều này cáo thể là việc mở rộng thương mại với các nền kinh tế tập trung hoặc với các nước đang phát triển khác theo một cơ chế riêng. Nhưng triển vọng phát triển theo cả hai hướng này đều không tốt và không có cách nào có thể thay đổi việc trao đổi việc trao đổi với các nước phát triển.
Tổng quan về bảo hộ địa phương.
Các chính sách bảo hộ hiếm khi đạt được mục đích của mình. Theo phó Đại diện thương mại Mỹ thì cái giá của việc bảo hộ là sự kém hiệu quả. Theo bản nghiên cứu của Uỷ ban Ngân sách Quốc hội, ngành dệt may và ngành thép đã thất bại trong việc đầu tư mới để nâng cao tính cạnh tranh do việc tăng đầu tư chưa đủ để cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Điều này có nghĩa là bảo hộ là không hiệu quả. Canto, Eastin và Laffer đã xác nhận việc áp dụng hạn ngạch đã không làm tăng đáng kể thị phần, lợi nhuận và đầu tư cho các nhà sản xuất thép nội địa.
Phần lớn các nhà chính trị là thiển cận: họ chỉ nghĩ đơn giản làm sao giữ dược của cải ở lại nước mình, chưa tính toán đến khả năng trả đũa, họ muốn phần tốt nhất của cả hai thế giới. Trong khía cạnh này các rào cản nhân tạo đã làm giảm sức cung cấp của thế giới về hàng hoá và dịch vụ tất yếu dẫn đến giảm phúc lợi xã hội và người tiêu dùng là người phải chịu cuối cùng.
Nhân tố Chính phủ của chủ nghĩa bảo hộ.
Chính phủ có thể xem là nguồn gốc của mọi vấn đề ít nhất là trong lĩnh vực thường mại. Chỉ riêng sự tồn tại của chính phủ ngay cả khi không có thuế quan hoặc các biện pháp can thiệp marketing quốc tế, cũng bóp méo thương mại cả trong và ngoài nước. Ví như chính sách tiền tệ của Federal Reserve cũng ảnh hưởng đến đầu tư trên khắp toàn thế giới. để nhằm hậu thuẫn và duy trì sự tồn tại của mình chính phủ phải có thu nhập – phần lớn được phát sinh từ thuế. Thu thuế sẽ ảnh hưởng cả đến thu nhập của người dân và lợi nhuận của doanh nghiệp. Để hiểu được vấn đề này hãy hình dung 50 bang của Mỹ như 50 nước độc lập. Một số nước có cả thuế thu nhập và thuế thực phẩm. Pennsylvania không thu thuế vào hàng dệt may nhưng thu thuế thu nhập. Texas không thu thuế thu nhập cũng không thu thuế thực phẩm. Delaware có chính sách thuế rất thuận lợi cho hợp tác đầu tư. Các chính sách thuế khác nhau sẽ dẫn đến thu nhập và sức mua khác nhau. Nhưng chính quyền bang không là người chịu trách nhiệm duy nhất về việc này. Tại cấp nhỏ hơn có chính quyền thành phố và vùng miền, cấp cao hơn có chính quyền Liên bang.
Trên bình diện quốc tế, mỗi chính phủ có chính sách và mục tiêu khác nhau, sẽ có các chính sách thuế thu nhập và VAT khác nhau và do vậy luật thuế thay đổi ttheo từng nước. Mỹ cá thuế an ninh xã hội nhưng cho phép khấu trừ lãi vay và trả nợ. Một số nước khác lại làm ngược lại. Thu thuế không là nguyên nhân duy nhất dẫn đến chênh lệch về thu nhập. Một số các chính phủ cho phép các cartel được phép hoạt động. Cartel là một thoả thuận kinh doanh quốc tế thống nhất giá cả và phân chia thị trường. Điều này là bất hợp pháp tại Mỹ nhưng lại được khuyến khích tại rất nhiều nước. Ví dụ như úc và New Zealand cho phép các công ty kinh doanh động vật được liên kết để xuất khẩu thịt bò sang Mỹ. Ngươì ta còn cho rằng các công ty máy tính Nhật có thoả thuận ngầm trong việc phân chia thị trường thế giới. Có gần 500 cartel ở Nhật mặc dù họ cho rằng chính các cartel này đang khống chế việc xuất khẩu. Các chính phủ cũng có thể thành lập cartel như OPEC. Malaysia muốn có một cartel về thiếc. Peru lại muốn có certel các nước sản xuất bạc. Không còn nghi ngờ gì nữa chính các liên kết này đang làm ảnh hưởng đến giá cả và thương mại quốc tế.
Hợp tác kinh tế giữa các chính phủ tạo ra lợi ích kinh tếvà cả những yếu tố bất lợi bằng việc ảnh hưởng đến thương mại trong và ngoài nước. Chính sách nông nhgiệp chung của châu (CAP) là một ví dụ. Pháp ra nhập Liên minh với diều kiện nền nông nhgiệp của mình phải được bảo vệ, do vậy CAP đã phải có hơn 20 hệ thống giá cả. Điều này đòi hỉ Châu âu phỉa áp dụng thuế nhập khẩu cao đối với nông sản để sản phẩm của họ không bị bán dưới cho phí sản xuất. Hơn nữa chính phủ cũng cam kết mua các sản phẩm thừa nhằm duy trì một mức giá cao. Quy định này đã khiến nông dân sản xuất nhiều hơn sau đó lại được xuất khẩu với giá thấp. Nó dẫn tới xung đột giữa Pháp- một nứơc có lợi với Anh và Đức – các nước bị thiệt hại.
Rất nhiều người cho rằng Mỹ là một quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại. Nhưng nhận định này là đáng nghi ngờ bởi vì chính phủ thường nghiêng theo các nhà vận động hành lang quyền lực. Thực tế có rất nhiều các quy định hành chính không chỉ ảnh hưởng đến các công ty trong nước mà cả các công ty nước ngoài. Ví dụ như những khó khăn về tài chính của các chủ trang trại Mỹ có thể bắt nguồn từ các khoản vay trợ giá từ phía chính phủ. Bằng việc hạn chế ngũ cốc đưa ra thị trường đẻ hỗ trợ gía, sản xuất ở ngoài nước được khuyến khích và tiêu dùng trong nước bị chững lại vì giá cao giả tạo.
Trái ngược với cách hiểu thông thường, Mỹ đã thiết kế ra các rào cản phi thuế quan đối với hàng hoá nước ngoài. Với 34% hàng của Mỹ được bảo hộ chặt chẽ bằng các biện pháp phi thuế quan, Mỹ trở thành một nước có tỷ lệ bảo hộ phi thuế quan cao hơn nhiều so với các nước khác. Tỷ lệ này ở Nhật là 7%. Mỹ bảo hộ thông qua rất nhiều phương tiện: hạn ngạch vào đường, các sản phẩm chế biến từ sữa (Trung quốc) và mắc quần áo. Hạn ngạch cũng được áp dụnh vào nước cam của Nhật trừ khi chúng được nhập khẩu vào Alaska, Hawaii, Washington, Montana, Idaho , Oregon. Đạo luật Nhập khẩu Thịt áp hạn ngạch vào thịt bò từ úc, New zealand và argentina. Hạn ngạch tự nguyện cũng được áp dụng để bảo hộ thép ,dày, tivi… .Đối với một tác giả nước ngoài nếu muốn được bảo hộ bản quyền tại Mỹ thì sách đó phải được in tại Mỹ cũng như tại các nước khác.
Luật Mỹ còn quy định việc chuyên chở hàng hoá giữa hai cảng của Mỹ phải được chuyên chở trên phương tiện vận tải của Mỹ. Do quân đội mỹ sử dụng tàu hàng để chuyên chở đến 95% các nguồn tiếp viện trong thời chiến, chính phủ phải chi 250 tr USD hàng năm để duy trì đội tàu này. Một nửa các bang của Mỹ cấm sử dụng hàng nhập khẩu cho các công trình công cộng. Nhà nhập khẩu cũng phải tuân thủ các luật bất thành văn. Hơn nữa một ngành muốn có được sự bảo hộ không cần phải chứng tỏ rằng hàng nhập khẩu đang bán dưới chi phí sản xuất hoặc phá giá tại thị trường Mỹ. Điều cần làm chỉ là chứng tỏ hàng nhập khẩu đang làm tổn thương đến mình. Cuối cùng, Mỹ còn có quy định cấm việc chảy máu công nghệ.
Tóm lại, mọi chính phủ đều là nhân tố chính làm méo mó thương mại và ảnh hưởng tới phúc lợi xã hội để đạt được các mục tiêu kinh tế – chính trị.
Cái giá của bảo hộ thương mại – SEO Travel net blog; Website SEO Travel
Bài cùng danh mục:
Vai trò môi trường tự chủ và động lực nội tại đến sự sáng tạo của người lao động
Mối quan hệ giữa sự đánh giá hàng ngoại và hành vi tiêu dùng hàng nội
Xử lý khiếu nại và niềm tin của khách hàng trong kinh doanh – by SeoTravel
Chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học đối với Sự hài lòng của sinh viên
Nhân tố tác động đến hành vi mua sắm hợp kênh Omnichannel
Hành vi mua hàng bốc đồng khi mua sắm trực tuyến
Bài viết nỗi bật
Tác động đại dịch COVID-19 đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên thị trường
Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu đo lường sức khỏe tài chính của mỗi quốc gia, thường nhạy...
Vấn đề bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ
Bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ Thông tin du học ở Hoa Kỳ: Bảo hiểm Không ai muốn...
Yếu tố quy mô doanh nghiệp đối với tác động của đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Lý thuyết lợi thế kinh tế vì quy mô cho rằng doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí hơn...
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu Một số khái niệmPhân loại tiền lương tối thiểuVai trò của...