Khái niệm, yêu cầu của tiền lương, tiền công

Bài viết trình bày Nội dung tiền lương, tiền công là gì ?

1. Điều kiện tiền đề để sức lao động trở thành hàng hoá.  2. Khái niệm và bản chất tiền lương, tiền công là gì? 3. Phân biệt tiền lương và tiền công. 4. Cơ chế phân phối tiền lương 5. Yêu cầu của tiền lương, tiền công. 6. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương trong nền kinh tế thị trường …

[ads-4]
tiền lương, tiền công là gì ?
1.           Điều kiện tiền đề để sức lao động trở thành hàng hoá

– Có sự tách rời giữa hai quyền, quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất ở những mức độ khác nhau.
– Trong cơ chế thị trường, người lao động được tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc theo hợp đồng lao động thoả thuận, tự do dịch chuyển nơi làm việc giữa các thành phần kinh tế, giữa các cơ sở sản xuất, tự do liên doanh liên kết, hợp tác lập hội nghề nghiệp, người sử dụng lao động được tự do thuê mướn lao động và trả công phù hợp với giá trị sức lao động theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.
[ads-1]

2.           Khái niệm và bản chất tiền lương, tiền công là gì?

2.1.    Khái niệm
Tiền lương là giá cả của sức lao động, được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động với người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hoặc bằng miệng), phù hợp với quan hệ cung – cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động.
Tiền công là số tiền người thuê lao động trả cho người lao động để thực hiện một khối lượng công việc, hoặc trả cho một thời gian làm việc (thường là theo giờ), trong những hợp đồng thoả thuận thuê nhân công, phù hợp với quy định của pháp luật lao động và pháp luật dân sự về thuê mướn lao động.
[ads-2]
2.2.    Bản chất của tiền lương, tiền công
Tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh giá trị sức lao động, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả tư liệu sinh hoạt. Sự biến động xoay quanh giá trị sức lao động đó được coi như là sự biến động thể hiện bản chất của tiền lương.

3.           Phân biệt tiền lương và tiền công

Tiền lương và tiền công về bản chất là giá cả của sức lao động, nhưng có sự khác nhau ở chỗ:
– Tiền lương trả công cho người lao động mang tính chất thường xuyên và thường gắn với với hình thức biên chế, định biên trong một doanh nghiệp, tổ chức…
– Tiền công là trả công cho người lao động để thực hiện một hoặc một số công việc cụ thể, hoặc làm việc với số thời gian nào đó, được xác lập thông qua thuê khoán lao động, hoặc thông qua các hợp đồng dân sự.
Trong nền kinh tế mà quan hệ công nghiệp ngày càng phát triển thì lao động hưởng tiền lương ngày càng mở rộng, vì vậy trong giáo trình này đề cập chủ yếu là vấn đề tiền lương, nhưng trong từng bộ phận nghiên cứu tiền lương bao gồm cả các vấn đề tiền công.
[ads-3]

4.           Cơ chế phân phối tiền lương

Cơ chế phân phối tiền lương là toàn bộ các cách thức, quy định liên quan đến vấn đề phân phối tiền lương, thu nhập. Cơ chế phân phối tiền lương thu nhập cho người lao động được xem xét đề cập đến các vấn đề chủ yếu sau:
– Các mục tiêu của hệ thống tiền lương
– Hình thức, phương thức phân phối tiền lương.
– Các chính sách hay quy định về tiền lương.
– Hệ thống và cách thức giám sát tiền lương.
[ads-1]

5.           Yêu cầu của tiền lương, tiền công

Tiền lương phải đóng vai trò chủ yếu trong thực hiện quy luật phân phối theo lao động, đồng thời vận động trong mối quan hệ chặt chẽ với các quy luật kinh tế khác.
Sự chênh lệch giữa mức lương cao nhất và mức lương thấp nhất phải phản ánh khách quan mức độ phức tạp của trình độ lao động xã hội, là thước đo giá trị lao động có tác dụng khuyến khích lao động, tránh phân phối bình quân, đảm bảo sự phân cực hợp lý, tích cực.
Tiền lương phải là nguồn thu nhập chủ yếu bảo đảm đời sống vật chất tinh thần cho người lao động theo sự phát triển kinh tế – xã hội trong quá trình làm việc cũng như khi hết độ tuổi lao động.
Tiền lương được xác định dựa trên các yếu tố điều kiện lao động, các tiêu chuẩn lao động và chế độ làm việc ngày càng được hoàn thiện theo quy định của pháp luật lao động.
Tiền lương phải được đặt trong mối quan hệ hợp lý với các chỉ tiêu lợi nhuận, năng suất lao động, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế và các chính sách xã hội.
Tiền lương phải thể hiện đầy đủ hơn, ưu tiên hơn đối với lực lượng lao động mang đặc trưng của nền kinh tế tri thức.
[ads-2]

6.           Các nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương trong nền kinh tế thị trường

– Xã hội và thị trường lao động: Gồm các nhân tố như mức độ phát triển của nền kinh tế, mức sống của dân cư, tiền lương trung bình trên thị trường lao động, chính sách lao động – xã hội, chính sách tiền lương…
– Doanh nghiệp: Khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh, chính sách tiền lương của doanh nghiệp, văn hoá doanh nghiệp…
– Công việc (mức độ phức tạp, mức độ quan trọng, cung cầu lao động của công việc, nghề)
– Người lao động: Khả năng hiện tại (kiến thức, kỹ năng, phẩm chất lao động), tiềm năng cá nhân trong tương lai, kiến thức tay nghề tích luỹ, thâm niên nghề nghiệp, mức độ trung thành với doanh nghiệp, mức độ hoàn thành công việc…

[ads-3]
5/5 - (3 votes)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy