2 loại Tiền lương danh nghĩa, Tiền lương thực tế

Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế là gì
Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế là gì
Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế là gì.

Khái niệm tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế
Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế với giá cả hàng hoá
Một số biện pháp nhằm tăng tiền lương thực tế

1.           Khái niệm tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế

Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, phù hợp với số lượng và chất lượng lao động mà họ đã đóng góp.
Tiền lương thực tế là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa của mình sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo qui định. 

2.           Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế với giá cả hàng hoá

Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa và tỷ lệ nghịch với chỉ số giá cả.
Ta có công thức xác định mối quan hệ trên như sau:
Chỉ số tiền lương thực tế.
Trong đó:
ILTT:  Chỉ số tiền lương thực tế.
ILDN:  Chỉ số tiền lương danh nghĩa.
IG      : Chỉ số giá cả.
Từ công thức trên có thể đưa ra một số trường hợp làm tăng chỉ số tiền lương thực tế:
– Nếu ILDN tăng và IG ổn định thì ILTT tăng;
– Nếu ILDN  tăng và IG giảm thì ILTT tăng;
– Nếu ILDN  tăng, IG tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn ILDN thì ILTT vẫn tăng;
– Nếu ILDN  ổn định và IG giảm thì ILTT tăng;
– Nếu ILDN  giảm với tốc độ thấp hơn tốc độ giảm của IG thì ILTT tăng;

3.           Một số biện pháp nhằm tăng tiền lương thực tế

3.1.    Hệ thống biện pháp nhằm tăng tiền lương danh nghĩa
Từ cấp độ vĩ mô của nền kinh tế:
– Có các chính sách thích hợp nhằm huy động mọi nguồn vốn còn nhàn rỗi trong nhân dân, vốn đầu tư nước ngoài, vốn ngân sách đầu tư phát triển sản xuất – kinh doanh. 
– Có các chính sách thích hợp nhằm tăng cường hoạt động chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất lao động cá nhân, năng suất lao động xã hội.
– Tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động bằng các biện pháp kích cầu hàng hoá – dịch vụ và kích cầu lao động.
– Phát triển nền kinh tế tri thức, các ngành nghề có hàm lượng tri thức cao, tạo ra giá trị thu nhập lớn cho nền kinh tế và người lao động.
– Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế, đẩy mạnh tiến trình hội nhập, phát triển mạnh những lĩnh vực sản xuất Việt Nam
có lợi thế so sánh.
– Ổn định qui mô dân số và kế hoạch hoá gia đình gắn với phát triển thị trường lao động.  
– Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng; giữa tiêu dùng chung với tiêu dùng cá nhân, giữa lợi ích trước mắt với lợi ích lâu dài nhằm tạo sự phát triển bền vững, tăng dần tiền lương danh nghĩa.
– Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho người lao động.
– Cải tiến tiền lương và tăng lương trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và phù hợp nền tài chính quốc gia.
– Nâng cao vai trò của cơ chế ba bên (Chính phủ, Người lao động, Người sử dụng lao động) trong quản lý tiền lương, tiền công và ban hành tiền lương tối thiểu và giải quyết các tranh chấp về tiền lương.
Từ cấp độ vi mô (doanh nghiệp), có một số biện pháp sau:
– Kích thích phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất và chất lượng lao động. 
– Cải tiến công tác tổ chức – định mức lao động.
– Nâng cao hiệu quả của các biện pháp tạo động lực lao động.
– Mở rộng hình thức trả lương theo sản phẩm và tiền thưởng.
– Phát triển mối quan hệ lao động xây dựng, hài hoà, ổn định trong doanh nghiệp.
Các biện pháp kể trên đều hướng tới việc nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Trên cơ sở đó để nâng cao thu nhập của doanh nghiệp, của người lao động và đóng góp cho sự phát triển xã hội.
3.2.    Hệ thống biện pháp nhằm bình ổn và giảm giá cả hàng hoá
Từ cấp độ vĩ mô của nền kinh tế, có một số biện pháp sau:
– Giữ giá đồng tiền, không để xảy ra tình trạng lạm phát quá mức độ cho phép và không để xảy ra giảm phát để kích thích nền kinh tế phát triển, nâng cao năng suất lao động xã hội, hạ giá thành sản phẩm.
– Tăng cường quản lý thị trường, chống làm hàng giả, trốn lậu thuế.
– Phát triển đồng bộ các loại thị trường (hàng hoá, vốn, lao động…), gắn thị trường trong nước với thị trường ngoài nước, với thị trường khu vực và thị trường thế giới để các loại thị trường hoạt động đúng qui luật, hiệu quả.
– Có chính sách tín dụng, tỷ giá hối đoái đúng đắn, có tác dụng nâng cao khả năng lưu thông và hiệu quả sử dụng tiền tệ.
– Tăng cường xây dựng và tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống cơ sở hạ tầng (đường xá, điện nước, điện thoại, Internet …).
Từ cấp độ vi mô của nền kinh tế, biện pháp chủ yếu là tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm và phí lưu thông.

5/5 - (2 votes)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy