Tác động toàn cầu hóa thương mại đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

WTO: The World Trade Organization (WTO
WTO: The World Trade Organization (WTO

Xu hướng toàn cầu hóa

Kể từ những năm 1980, xu hướng toàn cầu hóa gia tăng đã dẫn đến các cuộc thảo luận sôi nổi về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và tăng trưởng. Trong ba phương diện của toàn cầu hoá (toàn cầu hoá kinh tế, toàn cầu hoá chính trị và toàn cầu hoá xã hội), toàn cầu hoá kinh tế và tác động của nó đến tăng trưởng là chủ đề được tranh luận rộng rãi nhất ở cấp độ toàn cầu trong ba thập kỷ qua. Toàn cầu hóa kinh tế bao gồm hai khía cạnh: toàn cầu hoá tài chính và toàn cầu hoá thương mại, trong đó, toàn cầu hóa tài chính là quá trình gia tăng và mở rộng không ngừng các mối liên kết toàn cầu thông qua các dòng tài chính xuyên biên giới, toàn cầu hóa thương mại là quá trình gia tăng và mở rộng các mối liên kết thương mại trên phạm vi toàn cầu.

Trong quá trình toàn cầu hoá, tốc độ phát triển của các quốc gia khác nhau có sự phân hóa rõ rệt. Các dòng chảy thương mại và tài chính có liên quan đến tốc độ phát triển cao ở một số quốc gia, nhưng nó cũng gây ra thiệt hại lớn về kinh tế và chi phí xã hội ở một số quốc gia khác. Mặc dù một thước đo toàn diện của toàn cầu hóa vẫn còn thiếu, nhưng nhiều nghiên cứu về tác động tăng trưởng của các khía cạnh thương mại và tài chính của toàn cầu hóa đã được thực hiện. Trong khi phần lớn các nhà kinh tế học nhấn mạnh tác động thúc đẩy tăng trưởng của toàn cầu hóa tài chính và toàn cầu hóa thương mại, thúc giục các nước đang phát triển mở cửa thị trường vốn và thị trường hàng hoá, dịch vụ cho các dòng chảy bên ngoài, thì một số nhà nghiên cứu khác lại nhấn mạnh những rủi ro tiềm tàng phát sinh từ toàn cầu hóa, điều này hạn chế những tác động tích cực từ toàn cầu hóa tài chính và toàn cầu hóa thương mại đến tăng trưởng của các quốc gia (Bhanumurthy & Kumawat, 2018).

Sự hiểu biết về toàn cầu hóa chỉ trở nên tồi tệ hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Các nền kinh tế có rất ít manh mối rằng liệu toàn cầu hóa tài chính và toàn cầu hóa thương mại có thể dẫn đến tăng trưởng hay không. Sự mơ hồ về tác động của toàn cầu hóa tài chính và toàn cầu hóa thương mại đối với tăng trưởng cả ở cấp độ lý thuyết và thực nghiệm khiến các quốc gia đề phòng hơn đối với các dòng tài chính và thương mại từ bên ngoài. Các nghiên cứu hiện có dường như không cung cấp bất kỳ câu trả lời rõ ràng nào vì kết quả của chúng khác nhau giữa các quốc gia theo thời gian và phụ thuộc vào các loại dòng chảy (Bhanumurthy & Kumawat, 2018). Việc thiếu bằng chứng thực nghiệm khiến các nhà hoạch định chính sách có rất ít hướng dẫn về những lợi ích (hoặc rủi ro) của toàn cầu hóa tài chính và toàn cầu hóa thương mại.

Xu hướng toàn cầu hóa tại Việt Nam

Việt Nam luôn coi toàn cầu hoá là xu thế tất yếu và luôn chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa nhằm kiến tạo các cơ hội cho phát triển đất nước. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu đánh giá tác động của toàn cầu hoá đến sự phát triển của Việt Nam còn khá hạn chế.

Sử dụng phương pháp tiếp cận ARDL để phân tích tác động của toàn cầu hóa tài chính và toàn cầu hóa thương mại đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1998-2018. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thứ nhất, tồn tại mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa GDP bình quân đầu người, vốn, lao động, toàn cầu hóa tài chính, toàn cầu hóa thương mại và sự phát triển xã hội ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Thứ hai, trong ngắn hạn và dài hạn, toàn cầu hóa thương mại có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Thứ ba, trong ngắn hạn và dài hạn, toàn cầu hóa tài chính không có tác động đến tăng trưởng. Bên cạnh đó, trong ngắn hạn sự phát triển xã hội có tác động tích cực đến tăng trưởng. Trong dài hạn, sự gia tăng tuổi thọ trung bình có tác động ngược chiều đến tăng trưởng.

Kết quả cho thấy tác động tích cực của toàn cầu hoá kinh tế đến tăng trưởng ở Việt Nam chủ yếu là do tác động tích cực của toàn cầu hóa thương mại. Toàn cầu hóa tài chính không có tác động trực tiếp đến tăng trưởng ở Việt Nam trong giai đoạn vừa qua.

Do đó, trong thời gian tới, chính phủ cần tiếp tục ủng hộ sự phát triển mức độ toàn cầu hoá, đặc biệt là mức độ toàn cầu hóa thương mại để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Hơn nữa, toàn cầu hóa tài chính và toàn cầu hóa thương mại tiếp tục phát triển về quy mô, mức độ và hình thức biểu hiện với các tác động trực tiếp và gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, mở cửa thương mại và tiếp tục chiến lược thương mại hướng ngoại, thúc đẩy phổ biến và chuyển giao công nghệ mới, có các chính sách tạo thuận lợi để thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, khuyến khích nguồn kiều hối cá nhân từ các quốc gia phát triển, nâng cao chất lượng thể chế, phát triển thị trường tài chính trong nước, cải thiện chất lượng vốn con người để khai thác tốt hơn các lợi ích của toàn cầu hoá cho phát triển kinh tế của đất nước.

https://seotravel.net/moi-quan-he-cua-toan-cau-hoa-tai-chinh-toan-cau-hoa-thuong-mai-va-tang-truong/

 

5/5 - (2 votes)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy