Đòn bẩy tài chính, Hiệu quả tài chính và Quy mô doanh nghiệp
Căn cứ lược khảo lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm có liên quan, bài viết xác định các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính khi có điều tiết bởi quy mô doanh nghiệp đối với trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam.
Yếu tố quy mô doanh nghiệp đối với tác động của đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính
Doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với rủi ro tăng thêm khi sử dụng đòn bẩy tài chính, và hiệu quả tài chính sẽ giảm nếu quản trị rủi ro không tốt. Căn cứ thang bảng 5 cấp độ quản trị rủi ro tương ứng với giá trị doanh nghiệp của Deloitte, nhóm tư vấn quản trị rủi ro của đơn vị này cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ đạt mức độ 2 – rời rạc (Thùy Linh, 2016), và tương ứng giá trị doanh nghiệp chỉ đạt mức thấp, kết hợp bằng chứng thực nghiệm từ nghiên cứu của Tifow & Sayilir (2015), Mule & cộng sự (2015), Singh & Bansal (2016), Ahmed & cộng sự (2018), Baseri & Hakaki (2018), Dey & cộng sự (2018) đúc kết rằng đòn bẩy tài chính tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính, theo đó bài viết đưa ra giả thuyết thứ nhất như sau:
Đòn bẩy tài chính tác động ngược chiều đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
Tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính khi có sự điều tiết bởi quy mô doanh nghiệp
So với các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp lớn thường dễ dàng chấp nhận rủi ro hơn, theo đó quy mô doanh nghiệp có thể trở thành động cơ vay nợ nhiều hơn, và tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính sẽ càng lớn hơn khi có sự điều tiết bởi quy mô doanh nghiệp. Mối quan hệ điều tiết này cũng được khẳng định bởi nghiên cứu thực nghiệm của Meshack & cộng sự (2020) và Santosa (2020). Vì vậy, bài viết đưa ra giả thuyết thứ hai như sau:
Quy mô doanh nghiệp làm gia tăng tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính của doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
Mô hình nghiên cứu
Với giả thuyết nghiên cứu được xác định tại mục 3.1, kết hợp tham khảo các bằng chứng thực nghiệm tại mục 2, điển hình là nghiên cứu của Ochieng’ Wayongah & Mule (2019), Meshack & cộng sự (2020) và Santosa (2020), bài viết xác định mô hình nghiên cứu cho trường hợp các doanh nghiệp phi tài chính niêm
yết tại Việt Nam gồm biến phụ thuộc là hiệu quả tài chính (FP), biến độc lập là đòn bẩy tài chính (FL), biến tương tác quy mô doanh nghiệp với đòn bẩy tài chính (FL*SIZE) theo Hình.
Hình 1. Mô hình nghiên cứu
Ngoài ra, hiệu quả tài chính của doanh nghiệp còn được giải thích bởi sự tác động của nhiều yếu tố khác, theo đó bài viết đưa vào biến kiểm soát là quy mô doanh nghiệp (SIZE) (Dey & cộng sự, 2018; Mule & cộng sự, 2015; Baseri & Hakaki, 2018; Tifow & Sayilir, 2015), lợi nhuận (PROF) (Singh & Bansal, 2016, Zuhroh, 2019), và hiệu quả tài chính năm trước liền kề (LagFP) (Kharabsheh & cộng sự, 2017).
Bên cạnh đó, Lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng doanh nghiệp có khả năng sinh lời thấp sẽ vay nợ nhiều hơn, và góc độ người cho vay cho rằng hiệu quả tài chính trong quá khứ phát tín hiệu rào cản sử dụng đòn bẩy tài chính của các doanh nghiệp. Kharabsheh & cộng sự (2017) khẳng định sự tồn tại quan hệ tác động hai chiều giữa mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính trong cơ cấu vốn và hiệu quả doanh nghiệp. Lý thuyết đại diện cũng cho rằng doanh nghiệp lớn sẽ giảm thông tin bất cân xứng và dễ tiếp cận vốn ngoài hơn, hiệu quả tài chính trong quá khứ, quy mô doanh nghiệp cũng có thể tác động đến đòn bẩy tài chính, từ đó có cơ sở nghi ngờ đòn bẩy tài chính có thể là biến nội sinh. Roodman (2009) cho rằng một số hồi quy có thể bị ảnh hưởng bởi những biến động hoặc thay đổi trong quá khứ, mà biến trễ của biến phụ thuộc là một ví dụ, tác giả này cũng đã chỉ ra công cụ ước tính thích hợp và khả dụng là dựa trên độ trễ của các biến công cụ. Theo đó, bài viết nhận thấy sự cần thiết trong việc đưa biến độc lập đòn bẩy tài chính đồng thời là biến nội sinh, và đưa vào mô hình biến trễ một kỳ của hiệu quả tài chính để giải quyết vấn đề nội sinh.
Như vậy, mô hình hồi quy nhằm xác định tác động của đòn bẩy tài chính đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam khi có điều tiết bởi quy mô doanh nghiệp được cụ thể như sau:
https://seotravel.net/yeu-to-quy-mo-doanh-nghiep-doi-voi-tac-dong-cua-don-bay-tai-chinh-cua-doanh-nghiep/
https://seotravel.net/trach-nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-va-hieu-qua-tai-chinh-cua-doanh-nghiep/
Bài cùng danh mục:
Vai trò môi trường tự chủ và động lực nội tại đến sự sáng tạo của người lao động
Mối quan hệ giữa sự đánh giá hàng ngoại và hành vi tiêu dùng hàng nội
Xử lý khiếu nại và niềm tin của khách hàng trong kinh doanh – by SeoTravel
Tiêu chí đánh giá lợi thế cạnh tranh trong sản xuất như thế nào?
Chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học đối với Sự hài lòng của sinh viên
Nhân tố tác động đến hành vi mua sắm hợp kênh Omnichannel
Bài viết nỗi bật
Vai trò tích cực của kiểm soát nội bộ đến quá trình đổi mới
Về mặt lý thuyết, kiểm soát nội bộ có thể ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới sáng tạo của...
Đóng góp của di cư lao động đối với thu nhập gia đình
Di cư lao động và đa dạng hóa thu nhập: định nghĩa và đo lường Di cư là gì? Di...
Tổng quan về bảo hộ thương mại địa phương
Chính phủ; một nhân tố của chủ nghĩa bảo hộ. Mức thất nghiệp cao, mức tăng trưởng chậm và tăng...
Bản chất và vai trò của phụ cấp lương
Phụ cấp lương là gì: Bản chất và các hình thức biểu hiện của phụ cấp lương; Vai trò của...