Vấn đề tài chính khi du học Hoa Kỳ _ P.2

Vấn đề tài chính khi lên đường du học Hoa Kỳ

Thông tin du học ở Hoa Kỳ
Thông tin du học ở Hoa Kỳ

Dự trù ngân quỹ cho cuộc sống

Hãy nhìn vào khoản phí dự tính trong mẫu khai I-20 hoặc DS2019 kèm theo thư chấp thuận gửi từ trường đại học mà bạn sẽ theo học tại Hoa Kỳ. Những dự toán đó thường chính xác và dự kiến số tiên sinh viên nước ngoài sẽ cần có để trang trải đầy đủ những chi phí đó. Hãy nhìn cả vào ngân quỹ mà tự bạn đã chuẩn bị dựa trên những chi tiêu ước tính và hỏi ý kiến người tư vấn sinh viên quốc tế, một nhà tư vấn giáo dục của Hoa Kỳ hoặc nhà tài trợ của bạn về khoản tiền bạn sẽ yêu cầu. Hãy sử dụng danh sách dưới đây để giúp bạn tính toán tất cả những khoản chi có thể phát sinh trong tương lai:

Học phí và phụ phí: Học phí, phụ phí và các chi phí giáo dục khác vô cùng đa dạng. Để hiểu về những khoản phí này và trách nhiệm tài chính của bạn, hãy xem mẫu khai I-20 hoặc DS-2019 do trường đại học hoặc cao đẳng bạn sẽ học gửi tới. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngại hỏi Văn phòng Tiếp nhận, nhà bảo trợ của bạn hoặc người tư vấn sinh viên quốc tế.

Chi phí sinh hoạt: Chi phí sinh hoạt rất đa dạng và phụ thuộc vào vị trí địa lý cũng như cách sống của mỗi người. Nếu bạn mang theo người thân cùng tới Hoa Kỳ thì tất nhiên chi phí hàng tháng của bạn sẽ tăng lên. Chi phí sinh hoạt cao nhất là tại các thành phố lớn, ở California và ở vùng Đông Bắc. Chi phí có thể sẽ thấp hơn nhiều ở miền Nam, vùng Trung Tây và các vùng khác. Danh mục các trường đại học và các trang Web là nguồn thông tin rất tốt về chi phí sinh hoạt hiện thời. Trung tâm thông tin hoặc tư vấn giáo dục Hoa Kỳ của bạn cũng có thể có thông tin về chi phí sinh hoạt hàng tháng mới nhất theo từng thành phố hay trường học. Hãy chắc rằng bạn đã tính cả chi phí thêm cho các kỳ nghỉ. Phần lớn ký túc xá và tiệm ăn của các trường đại học đóng cửa vào kỳ nghỉ. Tuy nhiên, đôi khi có ký túc xá vẫn mở cửa cho những sinh viên không thể về nhà. Kỳ nghỉ là thời gian thích hợp để du lịch nhưng sẽ phát sinh những chi phí đáng kể. Sau khi tới trường, hãy thảo luận vấn đề thuê nhà trong kỳ nghỉ với người tư vấn sinh viên quốc tế, từ đó bạn sẽ biết phải đón đợi điều gì và có thể thu xếp một cách hợp lý.

Bảo hiểm du lịch và bảo hiểm y tế: Bạn sẽ cần bảo hiểm du lịch để đảm bảo cho chuyến đi từ nhà tới trường đại học của bạn tại Hoa Kỳ. Bạn cũng sẽ cần bảo hiểm y tế trong thời gian sinh sống ở Hoa Kỳ. Các chương trình bảo hiểm y tế có giá cả rất đa dạng (Xem “Bảo hiểm y tế” ở phần sau trong chương này).

Bảo hiểm hành lý: Bảo hiểm hành lý giúp bạn hạn chế tổn thất khi mất mát, hư hại hay mất cắp hành lý. Chi phí cho loại bảo hiểm này khá hợp lý. Bạn có thể mua loại bảo hiểm này tại các đại lý du lịch hay các ki-ốt ở sân bay. Nếu bạn bị mất hành lý, hãy làm ngay
mẫu khai xác nhận tại công ty hàng không ở sân bay. Bạn nên ghi lại tên người giúp bạn cũng như điện thoại và địa chỉ nơi làm việc mà sau này bạn có thể đến gặp người đó. Công ty hàng không sẽ Cố gắng xác định vị trí của hành lý (có thể đang trên đường tới một địa chỉ sai) và sẽ gửi cho bạn theo địa chỉ tại Hoa Kỳ khi tìm thấy. Nếu sau một thời gian nào đó vẫn không tìm thấy, người ta sẽ thu xếp để trả tiền bồi thường cho bạn.

Sách vở và đồ dùng học tập: Các trường đại học dự tính chi phí cho sách vở và đồ dùng cho năm học. Sinh viên ở Hoa Kỳ phải tự mua giáo trình và chi phí có thể sẽ khá tốn kém. Phần lớn các trường học có hiệu sách trong trường nơi bạn có thể mua sách mới hoặc sách cũ với giá rẻ hơn. Bạn cũng có thể bán lại cho hiệu sách những quyển sách của bạn sau khi học kỳ kết thúc với giá thấp hơn giá ban đầu. Chi phí cho giáo trình và đồ dùng rất khác nhau tùy thuộc vào chuyên ngành học tập của sinh viên.

Những sinh viên học khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có thể phải chi từ 400 tới 600 đô-la mỗi năm. Nếu bạn đang dự định học một chuyên ngành yêu cầu có những đồ dùng đặc biệt như Xây dựng, Nghệ thuật hay Kiến trúc thì chắc chắn chi tiêu của bạn sẽ ở trên mức trung bình. Sách vở và đồ dùng cho sinh viên Xây dựng có thể cần thêm từ 250 tới 350 đô-la mỗi năm và sách vở cho sinh viên Y khoa, Dược và Luật thậm chí có thể còn đắt hơn. Nhiều sách kỹ thuật, như các sách về dược, là những khoản đầu tư, sinh viên giữ và sử dụng chúng khi hành nghề. Các sinh viên tốt nghiệp có thể sẽ cần mua hoặc sử dụng một máy tính cá nhân. Nếu bạn phải làm luận văn thì bạn cũng sẽ phải chi phí trong khi chuẩn bị bài luận văn đó.

Giao thông: Chi phí sinh hoạt do phần lớn các trường đại học đưa ra không bao gồm chi phí đi lại giữa Hoa Kỳ và đất nước của bạn. Hãy chắc rằng trong ngân quỹ hàng năm của bạn đã có chi phí cho chuyến đi khứ hồi về thăm gia đình. Nếu bạn dự định sống ngoại trú và đi xe tới trường thì bạn nên cộng thêm cả chi phí đi lại.

Phương tiện liên lạc: Bạn cần dự tính ngân quỹ cẩn thận cho chi phí liên lạc như điện thoại hay bưu cước.

Chi tiêu cá nhân: Chi tiêu cá nhân gồm có những đồ dùng như quần áo, đồ dùng vệ sinh cá nhân và các hàng hóa, dịch vụ khác. Nếu bạn có người đi theo như vợ (chồng) hoặc con cái hoặc nếu bạn có những nhu cầu đặc biệt về thuốc men, nguồn tài chính bổ sung vững chắc sẽ rất cần thiết để đáp ứng những chi tiêu sinh hoạt của bạn. Phần lớn các trường học có thể cung cấp bản dự tính chi phí cơ bản của sinh viên.

Phụ phí phát sinh: Chi phí phát sinh có thể tăng rất nhanh và tất nhiên cũng rất khác nhau tùy từng sinh viên. Hãy xem xét những nhu cầu cá nhân của bạn như giặt là, văn phòng phẩm, chụp ảnh, ăn tiệm, giải trí và quần áo cho bạn trong môi trường khí hậu khác. | Nghỉ ngơi và du lịch: Nếu bạn có dự định du lịch thì bạn cần tính tới những chi phí đó.

Thuế: Nếu bạn nhận được học bổng hay hỗ trợ của trường đại học của bạn tại Hoa Kỳ thì hãy nhớ rằng chính quyền bang và liên bang thường đánh thuế các phần thưởng đó. Hãy chắc rằng bạn cũng biết khoản thu nhập hay phần thưởng nào đó nhận từ đất nước của bạn có bị đánh thuế hay không.

Thu xếp với ngân hàng

Tỷ giá giao dịch quốc tế thường xuyên thay đổi, đôi khi là từng ngày. Trước khi tới Hoa Kỳ hãy liên hệ với một ngân hàng lớn tại thành phố bạn sống, tốt nhất là một ngân hàng có phòng ngoại hối để tìm hiểu về tỷ giá hiện hành. Hãy đề nghị nhân viên ngân hàng dự đoán mức độ dao động, có nghĩa là tính trung bình năm ngoái nó là bao nhiêu? Điều này sẽ giúp bạn xác định một cách hiệu quả hơn những yêu cầu tài chính khi bạn ở Hoa Kỳ. Nếu ngân hàng của bạn không có phòng ngoại hối, hãy xem xét tới việc mở một tài khoản trong một ngân hàng có phòng ngoại hối.

Hãy tìm hiểu cách bạn có thể nhận khoản tiền bổ sung gửi từ nhà khi bạn đang sống ở Hoa Kỳ. Cách an toàn nhất là gửi tiền từ ngân hàng ở nước bạn tới ngân hàng ở Hoa Kỳ qua hệ thống điện tử khi bạn đã có tài khoản tại Hoa Kỳ. Xin xem các bài tiếp theo trong website này để có thông tin về thủ tục mở một tài khoản tại ngân hàng Hoa Kỳ. Hãy hỏi về phí chuyển tiền và sau bao lâu tiền đến được tay bạn. Nếu bạn cần có số fax, số telex hay mã số tài khoản ngân hàng nước bạn khi yêu cầu chuyển tiền thì hãy mang những thông tin đó theo.

Đôi khi, những ngân hàng lớn ở nước bạn cho phép bạn mua trước ngoại tệ với mục đích du lịch. Hãy yêu cầu đại lý của bạn xem lại kế hoạch đi lại của bạn và tư vấn cho bạn về khoản tiền bạn có thể cần cho chi tiêu trong chuyến đi. Nhu cầu khi đi xa rất đa dạng, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh vào địa điểm trường cao đẳng hoặc đại học như đã nói ở trên.

Chi phí đi lại và chuyển nhà

Trước khi đi, bạn cần xác định số tiền bạn sẽ cần trong một vài tuần đầu tiên sống ở Hoa Kỳ. Do có thể bạn sẽ phải mất vài tuần để mở một tài khoản ngân hàng và nhận tiền gửi từ ngân hàng ở nước bạn, nên đây sẽ là khoản tiền bạn cần mang theo người. Có lẽ an toàn nhất là nên mang tiền dưới hình thức séc du lịch.

Chắc chắn bạn sẽ cần tiền để thanh toán học phí, phòng ở và ăn uống cho học kỳ đầu tiên nếu như bạn dự định sống trong ký túc xá. Nếu bạn muốn ở ngoại trú thì bạn sẽ cần tiến để thuê nhà và có thể cả tiền đặt cọc, chi phí sinh hoạt trong khi tìm nhà và đi lại. Người tư vấn sinh viên quốc tế của bạn sẽ có thể giúp bạn định mức chi phí sinh hoạt ngoại trú. Bạn cũng sẽ phải chi trả cho sách vở, đồ dùng học tập và các khoản phí.

Bạn có thể sẽ cần từ 800 tới 1.000 đô-la dưới dạng séc du lịch để thanh toán các chi phí lặt vặt trong thời gian đầu và phòng khi khẩn cấp cho tới lúc bạn nhận được tiền gửi. Bạn sẽ cần từ 100 tới 200 đôla với các mệnh giá 20, 10, 5 và 1 đô-la để chi dùng cá nhân trong chuyến đi và sau khi tới Hoa Kỳ như tiền taxi, ăn uống và điện thoại. Bạn có thể đổi tiền giấy của Hoa Kỳ thành các loại tiền giấy và tiền xu mệnh giá nhỏ hơn ở hầu hết các cửa hàng. Tuy nhiên, những cửa hàng nhỏ và những người bán rong khó có thể đổi cho bạn những tờ bạc trên 20 đô-la. Đừng mang theo nhiều tiền mặt vì có thể sẽ bị mất hoặc bị ăn trộm. Bọn trộm có thể cho rằng sinh viên nước ngoài là những nạn nhân dễ bị lừa bởi họ không biết hoặc không hiểu tập quán địa phương. Hãy cẩn thận với tiền của bạn.

Trong một vài trường hợp, bạn có thể sử dụng thẻ rút tiền tự động của ngân hàng nước bạn tại các máy rút tiền tự động (ATM) Hoa Kỳ. Hãy hỏi ngân hàng nước bạn về khả năng sử dụng thẻ rút tiền của bạn tại Hoa Kỳ. Điều này có thể giảm bớt nỗi lo của bạn khi phải mang theo một khoản lớn tiền mặt hoặc séc du lịch. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nhiều ngân hàng giới hạn giá trị tiền mặt rút ra từ máy ATM trong một ngày.

Sử dụng séc du lịch

Khi tới Hoa Kỳ, bạn nên mang phần lớn số tiền của mình dưới dạng séc du lịch. Nếu loại thẻ này không có ở nước bạn thì hãy mua séc du lịch ngay khi tới sân bay Hoa Kỳ. Séc du lịch là cách an toàn khi mang tiền đi du lịch. Chúng được đảm bảo chống trộm cắp, thất lạc và hư hỏng. Chỉ cần có thẻ căn cước hợp lệ, bạn có thể dùng chúng để thanh toán hầu như trên khắp Hoa Kỳ.
Bạn cũng có thể mua séc du lịch tại phần lớn các ngân hàng. Một khoản phí nhỏ sẽ được tính thêm cho mỗi tấm séc. Mỗi khi mua, bạn được yêu cầu ký tên vào mỗi tấm séc. Hãy ký vào mỗi tấm séc chí khi bạn được chí dân. Do bạn dùng từng tấm séc để trả tiền nên bạn sẽ được yêu cầu ký séc lần thứ hai để chứng minh rằng bạn chính là chủ tấm séc đó. Hãy ký tên của bạn bằng tiếng Anh” (có nghĩa là cách bạn sẽ ký tên khi ở Hoa Kỳ) trước sự chứng kiến của người mà bạn đưa tấm séc đó. | Hãy nhớ giữ lại một bản ghi séc du lịch của mình. Nhân viên ngân hàng sẽ đưa cho bạn một mẫu khai để bạn viết mã số của tất cả séc du lịch đứng tên bạn. Trong mẫu khai này, bên cạnh mã số mỗi tấm séc sẽ có phần đế ghi thời gian và địa điểm bạn thanh toán bằng tấm séc đó. Hãy giữ danh sách này và ghi lại thông số mỗi khi sử dụng séc du lịch. Nhờ vào những ghi chép của bạn, thông tin sẽ rất quan trọng khi séc bị mất hoặc bị ăn trộm và bạn cần giải trình để nhận lại số tiền thất lạc.

Giới hạn tiền tệ

Chính phủ Hoa Kỳ không giới hạn lượng tiền Hoa Kỳ đối với người không phải là cư dân thường trú, không phải là công dân Hoa Kỳ (giống như bạn). Do vậy, bạn có thể nhận hoặc gửi tiền đến Hoa Kỳ để trả học phí. Tuy nhiên, Chính phủ Hoa Kỳ vẫn yêu cầu các cá nhân – dù là công dân Hoa Kỳ hay không – phải báo cáo về hoạt động chuyển (xuất ra hoặc nhập vào Hoa Kỳ) tiền mặt hay các công cụ tài chính khác trị giá trên 10.000 đô-la Mỹ. Hãy liên hệ với Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước bạn để biết thêm thông tin chi tiết về yêu cầu này. Nhiều nước giới hạn lượng ngoại tệ bạn được phép đổi. Nếu nước bạn có giới hạn như vậy, bạn phải đệ trình các giấy tờ nào đó cho phép bạn được mang ngoại tệ ra nước ngoài. Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ với cơ quan chính phủ cấp hộ chiếu tại nước bạn.

Có thể xem thêm thông tin về các vấn đề tiền tệ và ngân hàng tại Hoa Kỳ trong các bài viết tiếp theo này.

Lên kế hoạch trước khi lên đường du học Hoa Kỳ _ P. 2 – Website SEO Travel

5/5 - (1 vote)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

This site uses cookies. By browsing this website, you agree to our use of cookies. Visit our Privacy Policy