Cân bằng chi phí và giá cả giữa các nước trong Thương mại quốc tế
Một số nhà bảo hộ biện minh cho hành động của mình bằng cách viện dẫn các học thuyết kinh tế. Họ lập luận rằng hàng nhập khẩu có được giá rẻ là do có chi phí thấp.
Do vậy rào cản là cần thiết để khiến giá đó cao hơn và tạo điều kiện cho hàng cho hàng nội địa. Lập luận này là không thuyết phục đối với các nhà phân tích bởi các lý do sau:
Thứ nhất để xác định các nhân tố gây ra sự chênh lệch giá là rất khó khăn. Đó là do lao động rẻ, nguyên liệu, hiệu quả hay trợ cấp? Hơn nữa chi phí và mục tiêu của các doanh nghiệp là rất khác nhau giữa các quốc gia nên khó lòng có thể cân bằng chi phí này.
Ví như trong ngành công nghiệp gỗ của Mỹ, các hiệp hội cho rằng họ mất 1/3 thị trường vào tay các doanh nghiệp được chính phủ Canada trợ cấp. Đề nghị áp thuế nhập khẩu 65% vào gỗ từ Canada đã bị Bộ Thương mại Mỹ từ chối vì cho rằng mức trợ cấp chỉ bằng 0,5% – một con số quá nhỏ để áp thuế. Theo Bộ sự chênh lệch giá cả phần nhiều là do cách tiếp cận kinh doanh của Canada chứ không phải trợ cấp. Mục đích của Canada là việc làm chứ không phải lợi nhuận. Nhưng chỉ một vài năm sau đó, chính Bộ lại ra một quuyết định hoàn toàn ngược lại.
Thứ hai, dù các nguyên do được xác định rõ cũng khó có thể hiểu được tại sao chi phí và giá cả phải được cân bằng giữa các nước. Có ngoại thương là do cá sự chênh lệch về giá giữa các nước và chênh lệch giá chính là động lực duy nhất để thúc đảy ngoại thương phát triển.
Thứ ba, chủ nghĩa bảo hộ đã buộc người tiêu dùng Mỹ phải giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước- các công tuy cho thấy khả năng mất kiểm soát về chi phí và tiền lương. Nếu không có các sản phẩm nhập khẩu, ti vi RCA, Zentich và các sản phẩm nội địa khác còn đắt hơn nữa. Lương trung bình trong ngành thép là 23 USD /1h so với 13 USD /1h tại Nhật. Theo Bộ lao động Hàn quốc mức lương trung bình của nước này là1,8 USD /1h, do vậy thép Hàn sẽ rẻ hơn nhiều.
Nếu sự cân bằng chi phí và giá cảgiữa các nước là một kết mong đợi, khi đó thương mại quốc tế sẽ là công cụ duy nhất để thực hiện nó. Giả sử tại một nước có mức lương cao hơn, nó sẽ thu hút lao động từ các nước có lao động rẻ hơn. Quá trình này làm tăng cung lao động, lương giảm đi. Mặt khác lương tại nước có mức lương thâp sẽ tăng lên, dẫn đến cân bằng tiền lương.
Những chiến lược thương mại quốc tế : Hướng nội hay hướng ngoại _ Seotravel 2022
Bài cùng danh mục:
Vai trò môi trường tự chủ và động lực nội tại đến sự sáng tạo của người lao động
Mối quan hệ giữa sự đánh giá hàng ngoại và hành vi tiêu dùng hàng nội
Xử lý khiếu nại và niềm tin của khách hàng trong kinh doanh – by SeoTravel
Nhân tố tác động đến hành vi mua sắm hợp kênh Omnichannel
Hành vi mua hàng bốc đồng khi mua sắm trực tuyến
6 Yếu tố thúc đẩy ý định mua sắm sản phẩm thương hiệu thời trang trên nền tảng thương mại xã hội
Bài viết nỗi bật
Tác động đại dịch COVID-19 đến tỷ suất sinh lợi cổ phiếu trên thị trường
Thị trường chứng khoán là phong vũ biểu đo lường sức khỏe tài chính của mỗi quốc gia, thường nhạy...
Vấn đề bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ
Bảo hiểm khi du học tại Hoa Kỳ Thông tin du học ở Hoa Kỳ: Bảo hiểm Không ai muốn...
Yếu tố quy mô doanh nghiệp đối với tác động của đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
Lý thuyết lợi thế kinh tế vì quy mô cho rằng doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí hơn...
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu
Bản chất ý nghĩa của tiền lương tối thiểu Một số khái niệmPhân loại tiền lương tối thiểuVai trò của...