Những nhà kinh tế và những nhà hoạch định chính sách ở các quốc gia đang phát triển đã hoàn toàn tán thành vai trò của chính phủ trong việc cung cấp cơ sở hạ tầng, thúc đẩy tính hiệu quả của thị trường, và duy trì các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên họ không đồng ý về các chính sách thương mại có thể giúp các quốc gia giành được tăng trưởng cao và phát triển các tiềm năng công nghiệp.
Các chính sách thương mại có thể được mô tả mang tính hướng nội hoặc hướng ngoại. Một chiến lược hướng ngoại đem đến sự khuyến khích mang tính trung lập giữa sản xuất cho thị trường trong nước và cho xuất khẩu. Vì thương mại quốc tế không hoàn toàn là không có lợi, do vậy mặc dù đôi khi có sự hiểu sai nhưng cách tiếp cận này thường được xem như sự khuyến khích xuất khẩu.
Trên thực tế, bản chất của chiến lược hướng ngoại là sự phân biệt đối xử nhằm thúc đẩy xuất khẩu cũng như khuynh hướng chống lại sự thay thế nhập khẩu. Mặt khác chiến lược hướng nội lại là chiến lược trong đó người ta hướng những ưu tiên thương mại và công nghiệp vào sản xuất trong nước và chống lại ngoại thương. Cách tiếp cận này thường được hiểu như chiến lược thay thế nhập khẩu.
Chiến lược hướng nội thường bao hàm sự bảo hộ cao và công khai. Chính điều này làm hàng hoá xuất khẩu không thể cạnh tranh do sự gia tăng chi phí đầu vào của nước ngoài sử dụng trong quá trình sản xuất. Hơn nữa, sự gia tăng trong chi phí tương đối những đầu vào trong nước cũng có thể xảy ra thông qua lạm phát hoặc do việc định giá tỉ giá hối đoái quá cao trong khi các quốc gia đưa ra những hạn chế về số lượng nhập khẩu. Trong khi đó những chính sách khuyến khích công nghiệp lại được điều hành bởi một bộ máy phức tạp và cồng kềnh.
Minh hoạ: Phân loại các quốc gia đang phát triển bằng định hướng thương mại
Chiến lược hướng ngoại | Chiến lược hướng nội | ||
Mạnh mẽ | Vừa phải | Mạnh mẽ | Vừa phải |
Hồng kông Hàn Quốc Singapore | Braxin Cameroon Colombia Costa Rica Cóte d’Jvoire Guatemala Indonexia Israel Malayxia Thai lan | Bolivia El Salvador Honduras Kenya Madagasca Mehico Nicaragua Nigeria Philippin Senegal | Argentina Bangladesh Chile CH Dominica Etiopia Ghana ấn Độ Pakistan Peru Sri lanka Sudan Tanzania Thổ nhĩ kỳ Uruguay Zambia |
Hồng kông Hàn Quốc Singapore | Braxin Chile Israel Malayxia Thai lan Tunisia Thổ nhĩ kỳ uruguay | Cameroon Colombia Costa Rica Cóte d’ Jvoire El Salvador Guatemala Honduras Indonexia Kenya Mehico Nicaragua Pakistan Philippin Senegal Sri Lanca Yugoslavia | Argentina Bangladesh Bolivia Burundi CH Dominica Etiopia Ghana ấn Độ Madagascar Nigeria Peru Sudan Tanzania Zamibia |
Những biểu thuế quan đã ủng hộ những chính sách hướng ngoại qua những sự hạn chế về lượng. Những biểu thuế quan này thường kết hợp với những biện pháp khác, bao gồm cả những trợ cấp sản xuất và sự chuẩn bị cho đầu vào tại giá bán sỉ tự do. Các chính phủ luôn tìm cách để giữ tỉ giá hối đoái ở mức thích hợp để duy trì và khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu và thay thế nhập khẩu.
Trong chiến lược hướng ngoại, sự bảo hộ thấp hơn so với chiến lược hướng nội; điều này quan trọng như việc thu hẹp độ rộng của mức bảo hộ cao nhất và thấp nhất. Exhibit 1 là một sự phân loại 41 nước phát triển dựa trên định hướng thương mại.
Bài cùng danh mục:
Vai trò môi trường tự chủ và động lực nội tại đến sự sáng tạo của người lao động
Mối quan hệ giữa sự đánh giá hàng ngoại và hành vi tiêu dùng hàng nội
Xử lý khiếu nại và niềm tin của khách hàng trong kinh doanh – by SeoTravel
Nhân tố tác động đến hành vi mua sắm hợp kênh Omnichannel
Hành vi mua hàng bốc đồng khi mua sắm trực tuyến
6 Yếu tố thúc đẩy ý định mua sắm sản phẩm thương hiệu thời trang trên nền tảng thương mại xã hội